Nội dung text 71. Cụm Bắc Ninh (Thi thử Tốt Nghiệp THPT môn Vật Lí 2025).docx
A. 529 kg . B. 833 kg . C. 5000 kg . D. 500 kg . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một nhóm học sinh lớp 12 thực hiện thí nghiệm thực hành đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. Họ đã lựa chọn bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 1 gồm: biến thế nguồn (1), bộ đo công suất nguồn điện có tích hợp chức năng đo thời gian (2), nhiệt kế điện tử có độ phân giải nhiệt độ 0,1C (3), nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp kèm dây điện trở (4), cân điện tử (5), các dây nối. Họ cho viên nước đá có khối lượng 0,02 kg và một ít nước vào bình nhiệt lượng kế sao cho dây điện trở chìm trong hỗn hợp nước và nước đá. Khi tiến hành đo họ khuấy liên tục nước đá, cứ sau mỗi hai phút lại ghi số đo công suất trên oát kế và nhiệt độ trên nhiệt kế. Kết quả đo được ở bảng sau. Từ bảng số liệu họ vẽ được đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước trong bình nhiệt lượng kế như hình 2 Thời gian (s) Nhiệt độ C Công suất P(W) 0 0 11,13 120 0 11,09 240 0 11,10 350 0 11,14 480 0 11,18 600 0 11,13 720 0,3 11,12 840 0,6 11,15 960 1,1 11,12 a) Công suất trung bình của dòng điện qua điện trở trong nhiệt lượng kế là 11,13 W . b) Với kết quả họ thu được thì nhiệt nóng chảy riêng trung bình của nước đá đo được là 5 3,45.10 J/kg . c) Khi tiến hành đo, họ khuấy liên tục nước đá để nhiệt độ của hỗn hợp nước và nước đá đồng đều. d) Trên đồ thị vẽ được, họ tìm ra thời điểm kết thúc quá trình nóng chảy của viên nước đá nằm trong khoảng thời gian từ thời điểm 600 s đến thời điểm 700 s là không phù hợp với bảng số liệu. Câu 2: Một nhóm học sinh tìm hiểu về sự phụ thuộc của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường vào cường độ dòng điện trong đoạn dây. Họ đã thực hiện các nội dung sau: (I) Chuẩn bị các dụng cụ: Nam châm hình chữ U , dây dẫn mang dòng điện có khối lượng m , nguồn điện một chiều, ampe kế, hai lực kế giống hệt nhau (các dụng cụ được mô phỏng như hình vẽ bên). (II) Họ cho rằng khi làm thay đổi cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn thì độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây sẽ thay đổi tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện. (III) Họ đã làm thí nghiệm thay đổi cường độ dòng điện và xác định lực từ tác dụng lên dây dẫn. Kết quả thu được tỉ số giữa độ lớn lực từ F và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn I là gần như không đổi. (IV) Từ kết quả của thí nghiệm này, họ đi đến kết luận lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn. a) Nội dung (III) là chưa đủ để đưa ra kết luận (IV). b) Nhóm học sinh trên đã thực hiện một số bước của phương pháp thực nghiệm khi nghiên cứu Vật lí. c) Nội dung (II) là giả thuyết của nhóm học sinh. d) Trong thí nghiệm trên, số chi ở mỗi lực kế là độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn. Câu 3: Ở một cơ sở đúc đồng tại xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, người ta tiến hành đúc một quả chuông bằng đồng nguyên chất có khối lượng 15 kg qua 6 bước sau đây:
1. Tạo mẫu. 2. Tạo khuôn. 3. Nấu chảy đồng. 4. Rót khuôn. 5. Làm nguội và tách sản phẩm khỏi khuôn. 6. Hoàn thiện sản phẩm. Biết đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1084C , nhiệt nóng chảy riêng là 180 kJ/kg , nhiệt dung riêng là c380 J/kgK ; nhiệt độ ban đầu của môi trường và hỗn hợp nguyên liệu là 27C , trong quá trình đúc có 40% lượng nhiệt bị hao phí ra môi trường. a) Quả chuông đồng trên cần nhận được nhiệt lượng là 8,7MJ để nóng chảy hoàn toàn từ nhiệt độ ban đầu b) Biết năng suất toả nhiệt của than đá là 27MJ/kg . Khối lượng than đá ít nhất có thể dùng để đúc được quả chuông đồng là 5,4 kg . c) Do dùng nhiên liệu hoá thạch để đun nóng chảy đồng, nên nếu thiết kế ống khói của cơ sở đúc đồng này không đạt tiêu chuẩn thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. d) Quá trình nóng chảy diễn ra trong bước 5 . Câu 4: Một ngôi nhà có thể tích phần không gian bên trong là 340 m . Vào một ngày mùa đông, nhiệt độ trong ngôi nhà vào buổi sáng sớm là 20C và đến giữa trưa là 25C . Cho biết áp suất khí quyển không đổi trong ngày là 1 atm và khối lượng mol của không khí là 29 g/mol . a) Khối lượng không khí thoát ra khỏi căn phòng từ buổi sáng sớm đến giữa trưa là 0,81 kg . b) Ở buổi trưa các phân tử khí trong ngôi nhà chuyển động nhanh hơn so với buổi sáng. c) Số phân tử khí có trong ngôi nhà vào buổi sáng sớm là 267,5110 phân tử. d) Từ buổi sáng sớm đến giữa trưa, nhiệt độ trong ngôi nhà tăng 278 K . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 . Câu 1: Một học sinh làm thí nghiệm về sự tương tác giữa hai dòng điện. Học sinh này cho hai dòng điện có cường độ 12I6 A,I5 A chạy cùng chiều trong hai dây dẫn thẳng dài song song (1) và (2) đặt cách nhau 5 cm . Biết độ lớn cảm ứng từ do dòng điện có cường độ I chạy trong dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm cách nó một khoảng r được tính bằng công thức 7B210I/r . Độ lớn lực từ do dòng điện 1I tác dụng lên một phần đoạn dây dài 4 cm của dây dẫn có dòng điện 2I bằng 6x10 N . Giá trị của x bằng bao nhiêu? Câu 2: Một bàn ủi (hình a) có thể hoạt động được với dòng điện một chiều và xoay chiều. Đế của bàn ủi có khối lượng 400 g được làm từ hợp kim chịu nhiệt, nhiệt dung riêng của đế là 890 J/kg .K. Sơ đồ mạch điện của bàn ủi (hình b) bao gồm các bộ phận: điện trở Shunt (1) có giá trị 8 , đèn báo hiệu (2) có điện trở 2 , cuộn dây điện trở (3) coi như điện trở thuần có giá trị điện trở 98,4 . Cắm bàn ủi vào mạng điện có hiệu điện thế 220 V . Biết nhiệt độ ban đầu của bàn ủi là 22C;80% nhiệt lượng tỏa ra trên dây điện trở (3) được dùng làm nóng đế bàn ủi và bàn ủi có thể là được quần áo khi nhiệt độ của đế đạt giá trị nhỏ nhất là 180C . Sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu giây kể từ lúc bắt đầu cắm điện thì bàn ủi có thể là được quần áo? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị) Câu 3: Khi trời lạnh cơ thể chúng ta dễ bị mất nhiệt lượng vào môi trường. Sự mất nhiệt lượng này sẽ dẫn đến các hệ quả như cơ thể bị run rẩy, kiệt sức. Trong một trận bóng đá ngoài trời vào ngày lạnh, một cầu thủ bắt đầu cảm thấy kiệt sức sau khi tiêu hao khoảng 5810 J nội năng. Biết nhiệt lượng do cơ thể cầu thủ truyền ra môi trường là 54,210 J . Tổng công mà cầu thủ này đã thực hiện có độ lớn bằng bao nhiêu MJ ?