Nội dung text ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 4 (MÃ ĐỀ 123) 2024-2025.docx
Trang 1/ - Mã đề thi 123 NGUYỄN ANH SANG MÃ ĐỀ THI: 123 ĐỀ TỔNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Năm học: 2024-2025 Học phần: Giáo dục học (EDUC2802) Số tín chỉ: 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) *Lưu ý: - Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (Google Form) - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ======================================================================== === Câu 1: Thầy S là giáo viên chủ nhiệm của lớp 11A5. Trong kỳ họp phụ huynh, khi phụ huynh đưa ra ý kiến về vấn đề đóng góp quỹ thì bị thầy cắt ngang giữa chừng. Điều này khiến cho phụ huynh rất khó chịu, có người đã ngay lập tức bỏ về. Theo anh/chị, thầy S cần rèn luyện điều gì? A. Kĩ năng giao tiếp B. Cách thức sử dụng ngôn ngữ hình thể C. Phương pháp tương tác bằng mắt D. Thái độ đón tiếp phụ huynh Câu 2: Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: “Những cải tiến, thay đổi, điều chỉnh, cải cách giáo dục qua từng thời kì phát triển xã hội là một ______.” A. Phát hiện vĩ đại B. Tất yếu khách quan C. Điều cần thiết D. Bằng chứng lịch sử Câu 3: Đâu KHÔNG phải là một trong những phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên phổ thông? A. Tinh thần trách nhiệm B. Tình cảm dao động, nhiệt thành tùy lúc C. Thế giới quan khoa học D. Có tinh thần kỉ luật, tận tâm Câu 4: “Người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dục mà cũng vừa là ____ tự giáo dục.” Điền vào chỗ trống? A. Yếu tố B. Đối tượng C. Nhân tố D. Chủ thể Câu 5: Hoạt động trải nghiệm được tổ chức bằng phương thức trải nghiệm, nghĩa là tuân theo quy trình nào dưới đây? A. kinh nghiệm sẵn có ⇒ tiếp xúc ⇒ thao tác ⇒ suy ngẫm ⇒ xúc cảm, tình cảm ⇒ kinh nghiệm mới B. kinh nghiệm sẵn có ⇒ thao tác ⇒ suy ngẫm ⇒ xúc cảm, tình cảm ⇒ tiếp xúc ⇒ kinh nghiệm mới C. kinh nghiệm sẵn có ⇒ tiếp xúc ⇒ suy ngẫm ⇒ thao tác ⇒ xúc cảm, tình cảm ⇒ kinh nghiệm mới D. kinh nghiệm sẵn có ⇒ thao tác ⇒ tiếp xúc ⇒ xúc cảm, tình cảm ⇒ suy ngẫm ⇒ kinh nghiệm mới Câu 6: Phương pháp thực hành áp dụng hiệu quả nhất đối với môn học nào sau đây? A. Hóa học B. Giáo dục kinh tế và pháp luật C. Giáo dục địa phương D. Lịch sử Câu 7: Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một trong các công cụ của hoạt động sư phạm? A. Hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo B. Phương tiện giáo dục C. Nhân cách người giáo viên D. Hệ thống kiểm tra, đánh giá Câu 8: Đâu là quyền hạn của giáo viên được quy định trong Luật Giáo dục (2019)? A. Được hợp đồng công tác. B. Được giảng dạy theo kiến thức mình tích lũy C. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kì theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. D. Được bảo vệ sức khỏe, tính mạng Câu 9: Các kỹ thuật dạy học như Khăn trải bàn, Động não phù hợp nhất với phương pháp giáo dục nào dưới đây? A. Phương pháp hợp tác nhóm B. Phương pháp thuyết trình – giảng giải C. Phương pháp đàm thoại D. Phương pháp thực hành Câu 10: Hoạt động sư phạm góp phần tái tạo nên: A. lực lượng sản xuất B. hệ thống đội ngũ nhân viên tốt C. sức lao động xã hội D. các thầy cô phụ trách Câu 11: Để giáo dục có thể đi tắt, đón đầu thì cần phải: A. Thực hiện các đề án phát triển giáo dục B. Xây dựng một bộ quy tắc mang tính chất toàn xã hội C. Chăm lo kiến tạo cho yếu tố con người D. Thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại mới Câu 12: Thời gian đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam theo định hướng nghiên cứu là bao nhiêu năm? A. 3-5 năm B. 4-5 năm C. 4-6 năm D. 3-4 năm Câu 13: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Giáo viên giữ vai trò quyết định trong quá trình nhận biết – học – dạy và đặc trưng trong việc ______ lại giáo dục.” A. xây dựng B. bảo tồn C. khơi dậy D. định hướng
Trang 2/ - Mã đề thi 123 Câu 14: Đâu KHÔNG PHẢI nguyên tắc trong việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp? A. Tính linh hoạt B. Tính phát triển C. Tính bao quát D. Tính gắn với thực tiễn Câu 15: Trong xã hội có sự đấu tranh giai cấp, giáo dục có vị trí như thế nào trong việc giai cấp thống trị lựa chọn phương thức cai trị nhân dân lao động? A. Thứ yếu B. Tiên tiến C. Chủ yếu D. Độc quyền Câu 16: Đâu KHÔNG phải là một trong những năng lực thuộc nhóm năng lực nghiên cứu khoa học và sư phạm ứng dụng của người giáo viên phổ thông? A. Lập đề cương nghiên cứu B. Thiết kế kế hoạch giáo dục C. Công bố kết quả nghiên cứu D. Tổ chức nghiên cứu Câu 17: Đâu KHÔNG PHẢI là nhiệm vụ của giáo viên tiểu học theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (2020)? A. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dự giờ. B. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ C. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của Hiệu trưởng D. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm. Câu 18: Xây dựng một tiêu giáo dục tập thể học sinh cần tuân thủ điều gì? A. Có thể đo lường được B. Bao quát C. Phù hợp với không gian D. Trọng tâm Câu 19: Đâu là tiêu chí liên quan đến tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo được quy định trong Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT? A. Tư vấn và hỗ trợ học sinh B. Ứng dụng công nghệ thông tin C. Phong cách nhà giáo D. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường Câu 20: Một chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thường xuyên được tổ chức trong bao nhiêu tuần? A. 1-4 tuần B. 3-4 tuần C. 2-4 tuần D. 1-3 tuần Câu 21: Tình huống trong giáo dục là: A. những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có yếu tố bất ngờ B. những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề nóng hổi C. những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có tình tiết đặc biệt D. những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có vấn đề bức xúc Câu 22: Ý nào sau đây là một trong những đặc trưng của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm? A. Có đội ngũ cán bộ tự quản do nhà trường bầu chọn B. Có sở thích chung C. Có tiêu chí hoạt động chung D. Có hệ thống các quan hệ phức hợp Câu 23: Nội dung giáo dục chính là: A. Hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn lọc. B. Cơ sở vật chất, kĩ thuật, thiết bị C. Yêu cầu đặt ra đối với bài học D. Sự tương tác của giáo viên và học sinh Câu 24: Để có thể thực hiện tốt vai trò cố vấn của mình một cách tốt nhất, giáo viên chủ nhiệm cần: A. Thực hiện phụ trách các phần việc có liên quan B. Bồi dưỡng các phần tử chưa có tầm ảnh hưởng C. Xây dựng được một đội ngũ cán bộ có năng lực D. Tham gia xây dựng chương trình hành động lớp học Câu 25: Đặc trưng cơ bản của việc tổ chức trò chơi trong hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là gì? A. Hoạt động yêu cầu có kiến thức học thuật B. Hoạt động tự do, tự nguyện C. Hoạt động đòi hỏi tính tự giác cao D. Hoạt động không có giới hạn không gian và thời gian Câu 26: Để có thể thực hiện tốt chức năng “cầu nối” giữa nhà trường và học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần ưu tiên thực hiện nhiệm vụ nào? A. Thống nhất tác động của các lực lượng nhà trường theo một kế hoạch cụ thể B. Thống nhất tác động của các lực lượng nhà trường theo một chương trình hành động C. Thống nhất tác động của các lực lượng nhà trường theo một phương hướng chiến lược D. Thống nhất tác động của các lực lượng nhà trường theo quy ước chung Câu 27: Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bao nhiêu năm học? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 28: Nội dung quan trọng nhất trong việc phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh là gì? A. Chăm lo xây dựng, đóng góp hỗ trợ cơ sở vật chất B. Tư vấn các kiến thức về giáo dục gia đình C. Thống nhất mục tiêu, yêu cầu cụ thể, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục học sinh D. Thông báo tình hình học tập của học sinh cho phụ huynh Câu 29: Giáo dục tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính xã hội – lịch sử B. Tính nhân văn C. Tính giai cấp D. Tính phổ biến và vĩnh hằng Câu 30: Nội dung nào sau đây thuộc tiến trình tổ chức thực hiện tổ chức hoạt động tình nguyện? A. Thông báo cho học sinh B. Khảo sát địa bàn