Nội dung text ĐỀ SỐ 6 - NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - ĐỀ.docx
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ hai: NGÔN NGỮ - VĂN HỌC (Tư duy định tính) Thời gian hoàn thành phần thi thứ hai: 60 phút Tổng điểm phần thi tư duy định tính: 50 điểm H S A
H S A Hà Nội, tháng …..năm 2025 Phần thi thứ hai: Ngôn ngữ - Văn học từ câu hỏi số 51 đến 100 Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 51-55 "những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn." (Thanh Thảo, Đàn ghi ta của Lor-ca) Câu 51: Phong cách ngôn ngữ của văn bản là A. báo chí. B. sinh hoạt. C. nghệ thuật. D. hành chính. Câu 52: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là A. tự sự. B. nghị luận. C. biểu cảm. D. thuyết minh. Câu 53: Nội dung chính của đoạn thơ là A. nỗi cô đơn của Lor-ca. B. hình ảnh Lor-ca trong một cuộc đấu bò tót. C. niềm yêu thích khám phá những miền không gian hoang dại của Lor-ca. D. hình ảnh Lor-ca tự do, nghệ sĩ trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật, văn hóa của Tây Ban Nha. Câu 54: Hình ảnh“Tiếng đàn bọt nước” sử dụng phép tu từ nào? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Ẩn dụ. D. Hoán dụ.
H S A Câu 55: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: A. tự do. B. bảy chữ. C. thất ngôn bát cú. D. năm chữ. Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 56-60 Nuôi cháu bảy năm trời, mãi cho đến khi nó đã mười hai, bà cho nó đi làm con nuôi người ta lấy mười đồng. Thì cải mả cho bố nó đã mất tám đồng rồi. Còn hai đồng bà dùng làm vốn đi buôn, kiếm mỗi ngày dăm ba xu lãi nuôi thân. Có chạy xạc cả gấu váy, hết chợ gần đến chợ xa, thì mới kiếm nổi mỗi ngày mấy đồng xu. Sung sướng gì đâu! Ấy thế mà ông trời ông ấy cũng chưa chịu để yên. Năm ngoái đấy, ông ấy còn bắt bà ốm một trận thập tử nhất sinh. Có đồng nào hết sạch. Rồi chết thì không chết nhưng bà lại bị mòn thêm rất nhiều sức lực. Chân tay bà đã bắt đầu run rẩy. Người bà thỉnh thoảng tự nhiên bủn rủn. Đang ngồi mà đứng lên, hai mắt cũng hoa ra. Đêm nằm, xương cốt đau như giần. Đi đã thấy mỏi chân. Như vậy thì còn buôn bán làm sao được? Nghĩ đến nắng gió bà đã sợ. Tuy vậy mà bà vẫn phải ăn. Chao ôi! Nếu người ta không phải ăn thì đời sẽ giản dị biết bao? Thức ăn không bao giờ tự nhiên chạy vào mồm. Có làm thì mới có ăn. Nhưng bây giờ yếu đuối rồi, bà không còn kham được những việc nặng nề, cũng không còn chịu đựng được nắng sương. Bà phải kiếm việc nhà, việc ở trong nhà. Ở làng này, chỉ có việc bế em, như một con bé mười một, mười hai tuổi. Mới đầu còn có nhiều người muốn thuê. Ai cũng nghĩ rằng: những bà già tính cẩn thận và ăn chẳng bao nhiêu, bữa lưng bữa vực thế nào cũng đủ no; mà đã không no các cụ cũng chỉ lặng im, không ấm ức như những đồ trẻ nhãi, hơi một tí cũng đem chuyện nhà chủ đi kể với đủ mọi người hàng xóm… Nhưng thuê bà được ít lâu, tự nhiên người ta chán. Người ta nhận ra rằng: thuê một đứa trẻ con lại có phần thích hơn. Trẻ con cạo trọc đầu. Những lúc tức lên, có muốn cốc nó dăm ba cái thì cứ cốc. Chẳng ai kêu: ác! Nhưng bà lão đầu đã bạc. Người ta tức bà đến gần sặc tiết ra đằng mũi cũng không thể giúi đầu bà xuống mà cốc. Cũng không thể chửi. Mắng một câu, đã đủ mang tiếng là con người tệ. Mà bà thì lẩm cẩm, chậm chạp, lì rì. Bà rờ như thể xẩm rờ. Tay bà, đưa bát cơm lên miệng cũng run run. Cơm vương vãi. Tương mắm rớt ra mâm, rớt xuống yếm bà, rớt cả vào đầu tóc, mặt mũi, quần áo đứa bé nằm ở lòng bà. Rồi hơi trái gió, trở trời, bà lại đau mình. Suốt đêm bà thở dài với rên rẩm kêu trời. Có khi bà lại khóc lóc, hờ con. Nghe rợn cả người. Như vậy thì chịu làm sao được? Ấy thế là người ta lại phải tìm cớ tống bà đi. Bà lại phải gạ gẫm ở cho nhà khác… Không đầy một năm trời bà thay đổi đến năm, sáu chủ. Mỗi lần đổi chủ là một lần hạ giá.
H S A Thoạt tiên cơm nuôi tháng một đồng. Rồi cơm nuôi tháng năm hào. Rồi cơm nuôi, một năm bốn đồng. Rồi hai đồng. Rồi chẳng có đồng nào. Đến nước ấy mà cũng chẳng ma nào chịu được. Một hôm, người chủ cuối cùng sai bà xách hai cái lọ đi kín nước. Bà bảo: bà chỉ có thể mang một lọ. Y đã lấy sự ấy làm khó chịu, nhưng cố nhịn. Nhưng một lọ cũng không xong. Bà xách một lọ nước đầy, ở dưới cầu ao bước lên bờ, chẳng biết bẩy rẩy thế nào mà ngã khuỵu xuống, vỡ tan cái lọ và què một bên tay. Nghe tiếng bà kêu, chủ nhà phải chạy ra đỡ bà về. Không ai có thừa cơm nuôi báo cô bà. Y bèn đãi bà năm hào cho bà về hưu trí. Từ ngày ấy đến nay tính ra đã hơn ba tháng rồi. (Trích Một bữa no – Nam Cao) Câu 56: Xác định nội dung chính của văn bản trên. A. Sự khốn khó của những người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. B. Tình cảnh khốn đốn của người đàn bà khi phải sống một mình ở nông thôn. C. Cuộc sống vất vả của bà lão khi trải qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh. D. Tình cảnh bà lão đi ở đợ và bị chủ nhà hà hiếp, không thể gượng lên nổi. Câu 57: Từ “cải mả” (gạch chân, in đậm) trong văn bản trên có nghĩa là A. mai táng. B. làm tang. C. bốc mộ. D. giỗ hết. Câu 58: Theo văn bản, vì sao ban đầu những người trong làng lại muốn thuê bà lão làm công việc chăm sóc trẻ nhỏ cho gia đình họ? A. Những người già thường có kinh nghiệm nên những đứa trẻ sẽ khỏe mạnh và thông minh hơn. B. Người già được đánh giá là có tính cẩn thận hơn và không có nhiều đòi hỏi so với bọn trẻ con. C. Bà lão ngoài việc chăm sóc cho những đứa trẻ sẽ sẵn sàng nhận thêm nhiều công việc nhà khác. D. Bà lão sẽ phải nhận khoản tiền công từ chủ nhà thấp hơn nhiều so với những đứa trẻ con khác. Câu 59: Theo văn bản, vì sao bà lão cứ phải chuyển hết từ nhà này sang nhà khác?