Nội dung text Bài 12. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN.doc
Trang 1 CHƯƠNG 3: ĐIỆN HỌC BÀI 12. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN Mục tiêu Kiến thức + Nêu được tác dụng sinh lí của dòng điện lên cơ thể người. + Trình bày được đặc điểm của hiện tượng đoản mạch và vai trò của cầu chì. + Chỉ ra được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Kĩ năng + Đưa ra được những quyết định khoa học trong cứu nạn nhân trong các vụ tai nạn điện.
Trang 2 I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM * Tác dụng sinh lí lên cơ thể người - Cơ thể người là một vật dẫn điện. - Dòng điện có thể khiến cơ thể người bị co giật, ngừng tim, tê liệt thần kinh,…tùy theo mức độ mạnh yếu của dòng điện. * Đoản mạch và vai trò của cầu chì - Đoản mạch là hiện tượng một đoạn mạch bị nối tắt bằng dây dẫn. Khi đó dòng điện trong mạch sẽ tăng nhanh đột ngột tiến đến giá trị cực đại. - Cầu chì là một thiết bị điện giúp ngắt mạch tự động khi xảy ra đoản mạch. * Quy tắc an toàn khi sử dụng điện - Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện. - Trang bị vỏ cách điện đối với hệ thống dây dẫn và các thiết bị điện. - Không làm việc sinh hoạt gần đường dây cao thế và trung thế. - Xử lí tai nạn điện theo đúng nguyên tắc. Lưu ý: Dòng điện của đường dây cao thế có thể thiêu cháy cơ thể người. - Đoản mạch ở đây có thể chỉ chứa một thiết bị điện hoặc là toàn bộ mạch. Như vậy có thể một lí do nào đó một thiết bị nối tắt hoặc 2 cực của nguồn bị nối tắt. Khi xảy ra đoản mạch, các thiết bị điện rất dễ bị cháy nổ do dòng đi qua chúng quá lớn không còn đảm bảo các thông số định mức. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA II. CÁC DẠNG BÀI TẬP Phương pháp giải - Xác định các dụng cụ bảo vệ người khi sử dụng hoặc xử lí tai nạn điện: tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng các vật cách điện. - Xác định vai trò của cầu chì: khi có đoản mạch, cường độ dòng điện tăng đột ngột, vì thế tác dụng nhiệt của dòng điện cũng tăng đột ngột, mà dòng điện thì tác dụng nhiệt vào tất cả các vật nên khi đoản mạch rất dễ làm cháy hỏng, nổ các thiết bị điện. Vì vậy người ta thiết kế cầu chì để có khả năng tự ngắt khi dòng điện tăng đột ngột đến một giá trị nào đó. Ví dụ mẫu Ví dụ 1. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi: A. Mạch điện có dây dẫn ngắn. B. Mạch điện dùng pin hay acquy để thắp sáng. C. Mạch điện không có cầu chì. D. Mạch điện bị nối tắt bằng dây đồng giữa hai cực của nguồn điện. Hướng dẫn giải Định nghĩa: Đoản mạch là hiện tượng chập mạch hay nối tắt. Chọn đáp án D. Ví dụ 2. Khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện tuyệt đối không sử dụng vật nào sau đây? Sử dụng đúng chức năng và đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng. Sử dụng vỏ cách điện với dây dẫn và các thiết bị điện. Không sinh hoạt gần đường dây cao thế và trung thế. An toàn khi sử dụng điện Sập cầu giao Xử lý khi có tai nạn điện. Sử dụng các thiết bị bảo vệ mạch điện gia đình. Sơ cứu Gọi cứu hộ Cầu chì Gỡ dây điện ra khỏi người bị hại (đứng trên thảm cách li với đất và dùng vật cách điện để gỡ dây)
Trang 3 A. Tóc nạn nhân. B. Khăn bông khô. C. Dép tổ ong. D. Móc nhôm treo quần áo. Hướng dẫn giải Móc nhôm treo quần áo là một vẫn dẫn điện, nếu ta dùng móc nhôm để cố tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, vô tình ta đang tìm cách để biến móc nhôm trở thành một dây dẫn điện. Như vậy tuyệt đối không sử dụng móc nhôm treo quần áo trong trường hợp này. Còn lại tóc, khăn bông khô, dép tổ ong đều là những vật cách điện có thể sử dụng để hỗ trợ quá trình tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Đáp án D đúng. *Ví dụ 3. Những điều nào sau đây sai khi sửa chữa hoặc thay thế cầu chì? A. Thay dây chì bằng dây đồng to để tăng độ dẫn điện. B. Thay bằng dây chì lớn hơn để lâu bị đứt. C. Thay dây chì trực tiếp vào ổ cầu chì, không dùng nắp cầu chì nữa. D. Tất cả các điều trên. Hướng dẫn giải - Sở dĩ cầu chì hoạt động là dựa trên sự dễ nóng chảy của dây chì mỏng khi có dòng điện rất lớn chạy qua. Nếu thay dây chì bằng dây đồng to, dây chì lớn hơn thì khi xảy ra đoản mạch dây đồng to, dây chì to lâu nóng chảy, do vậy thời gian để cầu chì ngắt điện là lâu dẫn đến không an toàn cho các thiết bị điện. - Khi xảy ra đoản mạch, cầu chì có thể bị nổ, phóng ra các tia lửa điện, nếu như có lắp cầu chì (thường làm từ sứ) thì sẽ giảm bớt nguy hiểm cho sử dụng. Như vậy cả 3 kết luận đều sai, vậy phải chọn đáp án là D. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Bài tập cơ bản Câu 1. Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện? A. Dùng cầu chì và rơle tự ngắt. B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn. C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên. D. Cả A, B, C, đều đúng. Câu 2. Hiện tượng đoản mạch có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây? A. Dòng điện sinh hoạt bị yếu bớt. B. Cháy nổ các thiết bị trong mạch điện. C. Tạo ra một nam châm điện. D. Làm cho dòng điện trong mạch ngay lập tức về giá trị 0. Câu 3. Khi dòng điện đi qua cơ thể người, điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Không gây nguy hiểm tới tính mạng con người. B. Chắc chắn là lấy mất tính mạng con người. C. Có lợi đối với cơ thể con người. D. Cơ thể có lợi hoặc có hại cho cơ thể người. Câu 4. Phát biểu nào là sai khi nói về hiện tượng đoản mạch? A. Là hiện tượng dòng giảm đột ngột về 0. B. Là hiện tượng dòng đột ngột tăng nhanh. C. Có thể gây cháy nổ các thiết bị điện. D. Có thể làm nổ cầu chì. Câu 5. Điều gì là đúng khi nói về cầu chì? A. Cầu chì giúp ổn định điện áp trong gia đình. B. Cầu chì giúp bật tắt điện trong gia đình. C. Cầu chì giúp ghi số điện. D. Cầu chì bảo vệ mạch điện khi có đoản mạch. Câu 6. Để đảm bảo an toàn điện cần tránh điều gì sau đây? A. Đi dép nhựa và giữ chân tay khô khi cắm hoặc rút các thiết bị điện. B. Bỏ cầu chì ra khỏi mạch điện trong nhà. C. Lau sạch lõi nồi cơm điện trước khi nấu. D. Không sử dụng khác chức năng của các thiết bị điện. Câu 7. Tại sao khi cứu nạn nhân bị tai nạn điện có trường hợp cần phải xoa bóp ép tim cho nạn nhân? Bài tập nâng cao Câu 8. Tại sao vào lúc có sấm sét, không nên mang theo, dao, kéo, quốc xẻng, liềm, hái bên người? Câu 9: Tại sao cần phải đảm bảo khoảng cách an toàn khi xây dựng sinh hoạt dưới đường dây cao thế?
Trang 4 Câu 10: Trên cầu chì có ghi con số như 1,5A; 2A; 60A;... a. Hãy giải thích ý nghĩa của con số này. b. Giả sử thiết bị điện có giá trị định mức là 20A, vậy ta nên sử dụng loại cầu chì nào 20A, 15A hay 25A?