Nội dung text bài 24. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ 10: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỢI THỦY SẢN BÀI 24: BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Mô tả được một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Đề xuất được biện pháp nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 2. Năng lực Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp. - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Năng lực riêng: - Năng lực tìm hiểu công nghệ: Lựa chọn được các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu về ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng say tìm tòi kiến thức bên ngoài để mở rộng hiểu biết và thường xuyên xem lại kiến thức bài cũ. - Trung thực: HS thật thà, ngay thẳng trong việc đánh giá và tự đánh giá; HS mạnh dạn nói lên ý tưởng, suy nghĩ của mình.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh, video liên quan đến ý nghĩa, nhiệm vụ và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản – Cánh diều. - Tìm hiểu trước thông tin phục vụ cho bài học qua SGK Công nghệ Lâm nghiệp – Thủy sản và internet. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS gợi nhớ lại những kiến thức, kinh nghiệm đã có về ý nghĩa, nhiệm vụ và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời kích thích HS mong muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung: HS quan sát hình và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS xác định được loài thủy sản thuộc nhóm nguy cấp, quý, hiếm. d.Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.1. - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có, trả lời câu hỏi: Loài thủy sản nào thuộc nhóm loài nguy cấp, quý, hiếm có trong Hình 24.1?
3 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình, thực hiện yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời: Thủy sản thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm: cá chiên - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chưa nhận xét đúng sai mà dẫn dắt HS vào bài học: Các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thường mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn. Vậy các loài này có mối quan hệ như thế nào đối với nguồn lợi thủy sản? Cần thực hiện các biện pháp nào để bảo vệ nguồn lợi thủy sản? Để biết câu trả lời, chúng ta cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay – Bài 24: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. b. Nội dung: HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục 1 SGK tr.133, 134, hoàn thành yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, khai thác thông tin mục 1 trong SGK và tìm hiểu về khái niệm, ý nghĩa và 1. Tìm hiểu ý nghĩa, nhiệm vụ của việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản 1.1. Khái niệm - Nguồn lợi thuỷ sản là tài nguyên sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học,
4 nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, dựa vào thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa và nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục Em có biết để có thêm kiến thức về ý nghĩa và nhiệm vụ của bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bước 2: HS tiếp nhận nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghiên cứu mục 1, thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời: * Trả lời câu hỏi của GV: DKSP. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung đáp án (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận về ý nghĩa và nhiệm vụ của bảo vệ nguồn du lịch, giải trí. - Đối tượng bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản bao gồm các loài thuỷ sản, môi trường sống của loài thuỷ sản, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thuỷ sản còn non tập trung sinh sống và đường di cư của loài thuỷ sản. 1.2. Ý nghĩa - Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ các loài thuỷ sản, đặc biệt các loài thuỷ sản quý, hiếm; - Bảo vệ đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái trong thuỷ vực; - Phục hồi, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản và góp phần phát triển thuỷ sản bền vững; - Phục vụ phát triển kinh tế, khoa học và du lịch. 1.3. Nhiệm vụ - Thực hiện bảo vệ và khai thác thuỷ sản theo quy định của pháp luật; - Tạo đường di cư hoặc dành hành lang di chuyển cho loài thuỷ sản khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ công trình hoặc có hoạt động liên quan đến đường di cư của loài thuỷ sản; - Dành hành lang cho loài thuỷ sản di chuyển khi khai thác thuỷ sản bằng nghề cổ định ở các sông, hồ, đầm, phả; - Khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi xả thải, thăm dò,