PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1722626135-1721812638-7. Luật sư A.doc

LUẬN CỨ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CHO NGUYÊN ĐƠN BÀ C.T.T - ÔNG C.V.S Kính thưa Hội đồng xét xử! Thưa vị đại diện Viện kiểm sát! (Thưa luật sư đồng nghiệp)! Tôi là Luật sư A đến từ Công ty Luật B, thuộc Đoàn Luật sư Tp. H. Tôi tham gia phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn bà C.T.T và ông C.V.S trong vụ án “Kiện đòi tài sản” được Tòa án nhân dân Tp. P đưa ra xét xử ngày hôm nay. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, thông qua phần xét hỏi công khai tại phiên tòa ngày hôm nay, tôi xin được đưa ra những phân tích, nhận định về vụ án để bảo vệ cho nguyên đơn như sau: 1. Nguyên đơn bà T, ông S có quyền quản lý, sử dụng diện tích đất 777m 2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 (năm 1998) tọa lạc tại thôn 6, xã P, huyện P, tỉnh H. Thứ nhất, diện tích đất này do ông C.K.Tr và vợ là bà C.T.C sử dụng ổn định từ trước năm 1945. Sau ông Tr chết, thì bà C là người sử dụng đất và đứng tên trong hồ sơ quản lý đất đai của chính quyền địa phương. Việc sử dụng đất của bà C là hợp pháp. Thứ hai, bà C chết không có di chúc; do đó quyền sử dụng đất này sẽ thuộc quyền quản lý, sử dụng của những người thừa kế theo pháp luật của bà C, trong đó có bà T và ông S. Quyền quản lý, sử dụng đất của các con của bà C đối với thửa đất 777m 2 tại thửa đất số 40, tờ bản đồ số 02 (năm 1998) tọa lạc tại thôn 6, xã P, huyện P, tỉnh H là hợp pháp. Mặt khác, chính bị đơn là bà TA cũng thừa nhận đất này thuộc quyền sử dụng của ông Tr, bà C trong Biên bản lấy lời khai ngày 21/11/2012 như sau: “Nguồn gốc thửa đất này là của ông bà nội chồng tôi và ông bà nội ông S để lại cho bố mẹ đẻ ông S, bà T (ông C.K.Tr và bà C.T.C)”. Do đó, bà TA chỉ sử dụng sau khi bà C chết mà thôi. Chứng cứ: - Giấy chứng tử C.T.C; - Giấy xác nhận ông C.K.Tr đã chết; - Sơ yếu lý lịch bà C.T.H.Th;
- Bản đồ 1990; - Bản tả hiện trạng 1998; - Biên bản lấy lời khai ngày 21 tháng 11 năm 2012. Căn cứ pháp luật: Bộ luật dân sự 2005 quy đinh tại: “Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật (nay là Điều 750 BLDS 2015): 1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc;” “Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật (nay là Điều 751 BLDS 2015): 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. 2. Ông Th và bà TA không có quyền sử dụng đất đối với thửa đất và tài sản trên đất. Bà TA cho rằng, bà có quyền sử dụng phần đất này là do được ông S chuyển quyền thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, bà TA biết rõ rằng những người thừa kế của bà C không riêng một mình ông S mà còn có những người khác như bà T, bà L và bà Th. Do vậy, việc một mình ông S chuyển quyền thừa kế cho bà TA và chồng bà là không có giá trị. Đồng thời, UBND xã P cũng đã có văn bản thông báo tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế để gia đình giải quyết. Trong khi đó, phía gia đình đã bàn bạc và thống nhất giao cho bà TA và chồng bà quyền trông nom đất và tài sản trên đất với thời hạn 05 năm, thù lao là 50% thu nhập cây lâu năm. Ông Th đã đồng ý ký tên vào văn bản và bà TA cũng thể hiện ý chí thống nhất với thỏa thuận đó. Như vậy, thỏa thuận này đã thay thế cho việc chuyển quyền sở hữu nên có giá trị đối với các bên. Từ lẽ đó, chúng tôi xác định rằng, bà TA chỉ được ủy quyền quản lý đất và tài sản trên đất chứ không có quyền sử dụng đối với căn nhà và thửa đất nêu trên. Chứng cứ: - Đơn chuyển quyền thừa kế ngày 20 tháng 01 năm 1994: phía những người thừa kế của bà C chỉ có một mình ông S ký tên; - Thông báo của UBND xã P về việc tạm đình chỉ việc chuyển quyền thừa kế; - Giấy giao quyền trông nom ngày 15 tháng 4 năm 1994: bốn người là bà T, bà L, ông S và và Th ủy quyền trông nom thửa đất và tài sản trên đất cho vợ chồng bà TA.
3. Việc đòi lại đất và tài sản trên đất của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Thứ nhất, bà T và ông S là những người có quyền thừa kế hợp pháp quyền sử dụng đối với thửa đất này theo như đã phân tích. Thứ hai, thời hạn nguyên đơn ủy quyền cho bà TA trông nom di sản là 05 năm, nay đã hết thời hạn này. Thứ ba, bà TA xây nhà trên đất là đã làm thay đổi hiện trạng nhà đất mà bên nguyên đơn đã ủy quyền trông nom. Do đó, nguyên đơn đòi lại tài sản của mình là hợp pháp. Chứng cứ: - Giấy giao quyền trông nom ngày 15 tháng 4 năm 1994: “Sau khi được ý kiến của nội ngoại chúng tôi nhất trí làm giấy này giao cho quyền sử dụng đất cho ông C.K.Th. Thời hạn giao 05 năm kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1994 đến tháng 15 tháng 4 năm 1999”; và - Bản đồ xây dựng trái phép do bà TA xây dựng nhà trên đất mà bà được ủy quyền quản lý. Căn cứ pháp luật: Điều 256 BLDS 2005 Quyền đòi lại tài sản (nay là Điều 166 BLDS 2015) quy định: Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó. Kính thưa Hội đồng xét xử! Từ những phân tích, đồng thời thông qua các chứng cứ và chứng minh tại phiên tòa ngày hôm nay, một lần nữa kính mong HĐXX công minh xem xét các tình tiết của vụ án, chấp nhận yêu cầu có đủ cơ sở của nguyên đơn, buộc bà Đ.T.TA trả lại đất và nhà cho nguyên đơn ngay khi bản án có hiệu lực pháp luật. Xin cảm ơn HĐXX đã quan tâm lắng nghe./.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.