Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 3_ SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT.pdf
Trang 1 CHUYÊN ĐỀ 3: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT 1. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT PHẦN 1: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Sự phát sinh sự sống Quá trình phát sinh sự sống gồm 3 giai đoạn: 1. Tiến hóa hóa học Tiến hóa hóa học bắt đầu từ các chất vô cơ dẫn đến hình thành các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi, quá trình này diễn ra qua các bước: (*) Quá trình hình thành các phân tử tự nhân đôi: Đầu tiên các nuclêôtit kết hợp với nhau tạo thành các ARN ngắn mà không cần đến enzim, trong tế bào ARN có thể đóng vai trò như chất xúc tác (enzim). CLTN giữ lại phân tử ARN nào có khả năng nhân đôi tốt hơn cũng như có hoạt tính enzim tốt hơn làm vật chất di truyền. Sau này, nhờ có các enzim, ARN tổng hợp nên ADN bền vững hơn, ADN lưu giữ thông tin di truyền thay ARN. 2. Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai. Các đại phân tử hữu cơ hòa tan trong nước tạo thành các giọt keo (giọt côaxecva). Do đặc tính kị nước của lipit nên hình thành lớp màng bao bọc quanh các đại phân tử. Các giọt côaxacva trao đổi chất qua lớp màng. Giai đoạn sau có sự tác động của CLTN, cấu trúc của các giọt côaxecva ngày càng trở nên hoàn thiện và trở thành tế bào sơ khai nguyên thủy. 3. Tiến hóa sinh học Tiến hóa hóa học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học Tiến hóa hóa học Hình thành các chất hữu cơ đơn giản. Từ các chất vô cơ: CO2, Hình thành các đại phân tử hữu cơ Các chất hữu cơ đơn NH3, H2O, H2, (không có giản (axit O2) dưới tác động của nuclêôtit) amin, hòa tan Hình thành các chất hữu cơ đơn giản. Vật chất di truyền đầu tiên là ARN mà không phải ADN vì nguồn năng lượng tự nhiên, hình thành nên các chất hữu trong đọng chất đại dương, cô lại thành các cơ đơn nuclêôtit trình giản: axit amin, (thông qua quá trùng và hợp: axit ARN nhân cần có khả năng đôi mà không đến enzim prôtêin nuclêic. (prôtêin). (*) hình thành cacbohidrat, lipit, saccarit).
Trang 2 Tế bào sơ khai chịu tác động của các nhân tố tiến hóa hình thành cơ thể đơn bào - tế bào nhân sơ. Tiếp tục tiến hóa thành cơ thể đơn bào nhân thực, đa bào nhân thực... Tiến hóa sinh học diễn ra cho đến ngày nay. II. Sự phát triển sự sống qua các đại địa chất Sự phân chia các mốc thời gian địa chất được căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu. Căn cứ vào những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu, và các hóa thạch điển hình, lịch sử trái đất kèm theo sự sống được chia thành 5 đại: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Mỗi đại được chia thành các kỉ: Đại Cổ sinh được chia làm 6 kỉ: Cambri; Ocđôvic; Silua; Đêvôn; Cacbon (than đá); Pecmi. Đại Trung sinh được chia làm 3 kỉ: Triat (tam điệp); Jura; Kreta (phấn trắng). Đại Tân sinh được chia làm 2 kỉ: Đệ tam (thứ ba); Đệ tứ (thứ tư). Đại Kỉ Tuổi (triệu năm cách đây) Đặc điểm địa chất Sinh vật điển hình Tân sinh Đệ tứ 1,8 Băng hà, khí hậu lạnh, khô. Xuất hiện loài người. Đệ tam 65 Các lục địa giống hiện nay, khí hậu đầu kỉ ấm áp, cuối kỉ lạnh. Phát sinh linh trưởng. Cây có hoa ngự trị. Phân hóa thú, chim, côn trùng. Trung sinh Krêta (Phấn trắng) 145 Các lục địa bắc liên kết với nhau, biển thu hẹp, khí hậu khô. Xuất hiện thực vật có hoa. Tiến hóa động vật có vú. khô. Cuối kỉ tiệt duyệt nhiều sinh vật, kể cả bò sát cổ. Jura 200 Hình thành 2 lục địa Bắc và Nam. Biến tiến vào lục địa. Khí hậu ấm áp. Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim. Triat (Tam điệp) 250 Lục địa chiếm ưu thế. Khí hậu khô. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim. Cổ sinh Pecmi 300 Các lục địa liên kết với nhau. Băng hà. Khí hậu khô, lạnh. Phân hóa bò sát. Phân hóa côn trùng. Tuyệt diệt nhiều động vật biển. Cacbon (Than đá) 360 Đầu kỉ ẩm và nóng, về sau khô lạnh. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát. Đêvôn 416 Khí hậu lục địa khô, lạnh. Ven biển ẩm ướt. Hình thành sa mạc. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng. Silua 444 Hình thành lục địa. Mực Cây có mạch và động vật
Trang 3 nước biển dâng cao. Khí hậu nóng ẩm. lên cạn. Ocđôvic 488 Di chuyển lục địa. Băng hà. Mức nước biển giảm. Khí hậu khô. Phát sinh thực vật. Tảo biển ngự trị. Tuyệt diệt nhiều sinh vật. Cambri 542 Phân bố lục địa và đại dương khác xa hiện nay. Khí quyển nhiều CO2 Phát sinh các ngành động vật, phân hóa tảo. Động vật không xương sống thấp ở biển. Tảo. Hóa thạch động vật cổ Nguyên sinh 2500 nhất. Hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất. Tích lũy oxi trong khí quyển. Thái cổ 3500 Hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất. 4600 Trái đất hình thành. Các đại địa chất và sinh vật tương ứng PHẦN 2: BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau: (1) Tiến hóa hóa học. (2) Tiến hóa sinh học. (3) Tiến hóa tiền sinh học. Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là A. (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1). Câu 2. Kết quả của tiến hóa hóa học là A. tế bào sống đầu tiên. B. sinh giới hiện nay. C. đại phân tử hữu cơ. D. các giọt coaxecva. Câu 3. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học? A. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy). B. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. C. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêôtit D. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. Câu 4. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai.
Trang 4 B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 5. Những diễn biến nào sau đây xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học? (1) Hình thành các giọt côaxecva. (2) Hình thành các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi. (3) Hình thành các hạt phân tử hữu cơ có lớp màng bao bọc. (4) Hình thành cơ thể đơn bào – tế bào nhân sơ. A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (3), (4). Câu 6. Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì? A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic. B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN. C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã. D. Sự xuất hiện các prôtêin và axit nuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống. Câu 7. Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là hình thành A. các chất hữu cơ từ các chất vô cơ. B. axit nuclêic và prôtêin từ các đại phân tử hữu cơ. C. mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ. D. các chất vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt Trái Đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. Câu 8. Các giọt côaxecva được hình thành từ A. polisaccarit và prôtêin. B. hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành. C. các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo. D. một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là minh chứng rằng trong tiến hóa thì ARN là tiền thân của axit nuclêic mà không phải là ADN? A. ARN chỉ có 1 mạch. B. ARN có loại bazơ nitơ Uraxin. C. ARN nhân đôi mà không cần đến enzim. D. ARN có khả năng sao mã ngược. Câu 10. Sự sống đầu tiên xuất hiện trong môi trường A. trong nước đại dương. B. khí quyển nguyên thủy. C. trong lòng đất. D. trên đất liền. Câu 11. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là: A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.