Nội dung text 1. Chương 1 CTGD.pdf
[Tài liệu lưu hành nội bộ - Môn Phát triển chương trình nhà trường – dành cho SV K69 – HNUE] 1 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG..................................................................................................................................2 1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................................2 1.1.1. Chương trình giáo dục .............................................................................................2 1.1.2. Phát triển chương trình giáo dục.............................................................................7 1.1.3. Chương trình nhà trường ........................................................................................9 1.1.4. Phát triển chương trình giáo dục nhà trường .......................................................11 1.2. Các cấp độ của chương trình giáo dục..........................................................................16 1.3. Các cách tiếp cận trong phát triển chương trình giáo dục ...........................................16 1.3.1. Cách tiếp cận theo nội dung ..................................................................................17 1.3.2. Cách tiếp cận theo mục tiêu hay cách tiếp cận hành vi.........................................19 1.3.3. Cách tiếp cận quản lí..............................................................................................21 1.3.4. Cách tiếp cận hệ thống ..........................................................................................21 1.3.5. Cách tiếp cận nhân văn..........................................................................................22 1.3.6. Cách tiếp cận phát triển.........................................................................................23 1.3.7. Tiếp cận tổng hợp trong phát triển chương trình giáo dục...................................25 1.3.8. Cách tiếp cận năng lực ...........................................................................................27 1.3.9. Tiếp cận sáng tạo và khởi nghiệp...........................................................................29 1.4. Một vài mô hình phát triển chương trình.....................................................................31 1.4.1 Mô hình Tyler..........................................................................................................32 1.4.2. Mô hình Taba .........................................................................................................37 1.4.3 .Mô hình Saylor, Alexander và Lewis......................................................................39 1.4.4. Mô hình Oliva.........................................................................................................42 1.5. Cơ sở và nguyên tắc phát triển chương trình nhà trường ...........................................44 1.6. Hình thức, mô hình phát triển chương trình nhà trường và cấu trúc chương trình nhà trường ..................................................................................................................................45 1.6.1. Hình thức phát triển CTNT.....................................................................................45 1.6.2. Một vài mô hình phát triển chương trình nhà trường ..........................................46 1.6.3. Cấu trúc chương trình nhà trường (Các mô hình trong mối quan hệ chương trình học và hoạt động dạy) ............................................................................................................47
[Tài liệu lưu hành nội bộ - Môn Phát triển chương trình nhà trường – dành cho SV K69 – HNUE] 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Chương trình giáo dục Thuật ngữ chương trình giáo dục (CTGD) xuất hiện từ năm 1820; tuy nhiên phải đến giữa thế kỉ XX, thuật ngữ này mới được sử dụng một cách chuyên nghiệp ở Hoa Kì và một số nước có nền giáo dục phát triển. CTGD (Curriculum) có gốc Latinh là Currere, có nghĩa là “to run” (chạy, điều hành hoặc “to run a course” - điều hành một khoá học). Do vậy, định nghĩa truyền thống của CTGD là “một khoá học” (Course of Study). Hầu hết các nhà giáo dục ở giai đoạn đầu đều xem CTGD là một khoá học, một giáo trình – cái hình thành nên một khoá học: - Chương trình học bao gồm các môn học thường xuyên như ngữ pháp, đọc, hùng biện, logic, và toán học (cho các trường tiểu học và trung học) và những môn học tinh tuý nhất của thế giới phương Tây (đưa vào từ trường trung học). - Chương trình học gồm các môn học chủ yếu trong 5 lĩnh vực lớn như : (1) tiếng mẹ đẻ và ngữ pháp, văn chương và viết; (2) toán học; (3) các môn khoa học; (4) lịch sử; (5) ngoại ngữ. - Chương trình học gồm toàn bộ kiến thức của các môn học. Giáo dục được xem như một quá trình nhằm giúp người học nắm bắt các nội dung kiến thức cấu tạo nên các môn học. - Chương trình học là một hệ thống các khoá học hay môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc được cấp chứng nhận đã học xong một ngành học. - Chương trình học gồm các môn học cố định như ngữ pháp, đọc, logic, hùng biện, toán và các môn học tinh tuý của thế giới phương Tây. Định nghĩa chương trình học như là một sản phẩm đã hoàn thiện đã không làm thoả mãn các nhà giáo dục tham gia phát triển chương trình học. Vào đầu thế kỉ 20, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin đã hàm ý rằng kiến thức không chỉ nằm trong
[Tài liệu lưu hành nội bộ - Môn Phát triển chương trình nhà trường – dành cho SV K69 – HNUE] 3 phạm vi các tài liệu in ấn. Với sự phổ biến kiến thức thông qua các phương tiện công nghệ, việc xác định những gì cấu tạo nên các kiến thức thiết yếu là không dễ dàng. Trong những giai đoạn phát triển tiếp theo, yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội, nhiều môn học mới được đưa thêm vào CTGD, sự khác biệt giữa những người học đã trở nên rõ rệt hơn đối với GV và các nhà quản lí, định nghĩa về CTGD bắt đầu được mở rộng. Các chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế CTGD bắt đầu phân loại các CTGD khác nhau: CTGD cho khối cơ bản, khối kĩ thuật, khối thực hành v.v. Thí dụ: - Trong quan niệm của Bobbitt (1924), CTGD có thể được định nghĩa theo hai hướng, đó là: 1) một loạt các hoạt động nhằm phát hiện khả năng của mỗi người học. 2) một loạt các hoạt động có chủ định nhằm hoàn thiện người học. - Theo Hollis và Doak Campbell (1935) cho rằng CTGD “bao gồm tất cả những hiểu biết và kinh nghiệm mà người học có được dưới sự hướng dẫn của nhà trường”. Nhiều tác giả khác cũng cho rằng CTGD không phải là một sản phẩm được dùng cho lâu dài mà có tính phát triển liên tục; chẳng hạn: - “CTGD là một chuỗi những kinh nghiệm được nhà trường phát triển nhằm giúp người học tăng cường tính kỉ luật, phát triển năng lực tư duy và hành động” - “CTGD bao gồm tất cả kinh nghiệm mà người học có được dưới sự dẫn dắt của nhà trường.” - “CTGD gồm tất cả những gì người học có được từ một CTGD nhằm đạt các mục đích và mục tiêu của nó. CTGD được xây dựng theo khung lí thuyết và nghiên cứu hoặc những thực tiễn nghề nghiệp trong quá khứ hay hiện tại.” Đến giữa những năm 50 của thế kỉ trước, ảnh hưởng của xã hội tới nhà trường ngày càng rõ hơn, và HS không chỉ học được những gì có trong trường học mà còn tiếp nhận nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống xã hội. Do vậy, định nghĩa về CTGD được mở rộng hơn, không chỉ đơn thuần là những nội dung học được trong nhà trường; chẳng hạn: - “CTGD là tất cả các hoạt động học tập của người học và được kế hoạch hoá bởi trường học nhằm đạt được những mục đích của giáo dục.”
[Tài liệu lưu hành nội bộ - Môn Phát triển chương trình nhà trường – dành cho SV K69 – HNUE] 4 - “CTGD là một kế hoạch nhằm cung cấp những cơ hội học tập để đạt được những mục đích, mục tiêu cụ thể cho một nhóm đối tượng và ở một nhà trường nào đó”. Vào những năm 60 và tiếp tục sang thế kỉ XXI, người ta quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả của CTGD. Ví dụ: - CTGD không chỉ quan tâm đến những gì người học phải làm trong quá trình học tập, mà còn là những gì họ sẽ học được từ những việc làm đó. CTGD quan tâm đến những kết quả cuối cùng. - CTGD là những hoạt động học tập được hoạch định và chỉ đạo bởi nhà trường nhằm giúp người học phát triển năng lực cá nhân và xã hội một cách liên tục. Curriculum – một chương trình học (A program of studies). Ở giai đoạn đầu khi được sử dụng trong giáo dục Hoa Kì, từ curriculum có nghĩa là một chương trình các môn học được tiến hành tuần tự cho một khoá học trong một cơ sở giáo dục. Curriculum – như một tài liệu (A Document). Một số nhà giáo dục (James McDonald, 1969) xem curriculum như một công cụ để tiến hành giảng dạy và định nghĩa từ này là “những hoạt động giảng dạy được kế hoạch hoá (planned actions for instruction), tức là xem nó là một tài liệu chính thống của nhà trường về hoạt động dạy học. Curriculum – những kinh nghiệm được kế hoạch hoá (Planned Experiences). Một số nhà giáo dục xem curriculum là những kinh nghiệm được kế hoạch hoá trong nhà trường. Thompson và Gregg (1997) cho rằng curriculum bao gồm mọi khía cạnh được kế hoạch hoá trong chương trình của nhà trường. Caswell và Campbell, 1935 định nghĩa curriculum là “Toàn bộ kinh nghiệm mà học sinh có được dưới sự hướng dẫn của các giáo viên”. Như vậy, đã có sự chuyển dịch từ việc nhấn mạnh tới nội dung của curriculum sang kinh nghiệm, và đó cũng là sự phản ánh qui trình chuyển đổi tư duy trong giáo dục, từ chỗ lấy nội dung môn học làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Curriculum – là sự kết thúc (as an End). Tất cả những định nghĩa mô tả chương trình như những nội dung cần học hay những kinh nghiệm cần có nêu trên đều có