PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 (File GV).pdf

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1 KIẾN THỨC CẦN NHỚ Sự biến đổi chất - Biến đổi vật lí là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước, ... nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. - Biến đổi hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo thành chất mới. Phản ứng hóa học - Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hóa học. - Trong các phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. - Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Thay đổi về màu sắc, mùi, trạng thái (tạo ra chất khí, chất kết tủa), có sự tỏa nhiệt và phát sáng, ... Năng lượng PƯHH - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt ra môi trường. Ứng dụng: làm nhiên liệu, phục vụ cho các hoạt động trong đời sống và sản xuất - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng nhận năng lượng dưới dạng nhiệt từ môi trường. Định luật BTKL PƯ: A + B → C + D  Định luật bảo toàn khối lượng: mA + mB = mC + mD. Phương trình hóa học - Các bước lập phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng → Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố → Viết phương trình hóa học hoàn chỉnh. - Ý nghĩa của PTHH: Cho biết tỉ lệ số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tính theo phương trình - Tính lượng chất tham gia phản ứng hoặc sản phẩm tạo thành. - Hiệu suất phản ứng: thùc tÕ thu®­îc (s¶n phÈm) lÝ thuyÕt(tÝnh theoPT) n H .100% n  Mol và tỉ khối của chất khí - Mol (kí hiệu là n) là lượng chất có chứa 6,022.1023 (N) nguyên tử hoặc phân tử chất đó. - Mối quan hệ giữa số mol và các đại lượng: - Tỉ khối của khí A so với khí B: A A/B B M d M  MA, MB là khối lượng mol của A và B. Nồng độ dung dịch Tốc độ phản ứng. Chất xúc tác - Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: Nhiệt độ, nồng độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng.
♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [CD - SGK] (a) Hiện nay, gas thường được dùng làm nhiên liệu để đun nấu, quá trình nào có sự biến đổi hóa học xảy ra trong các quá trình diễn ra dưới đây? (1) Các khí (chủ yếu là butane và propane) được nén ở áp suất cao, hóa lỏng và tích trữ ở bình gas. (2) Khi mở khóa bình gas, gas lỏng trong bình chuyển lại thành khí. (3) Gas bắt lửa và cháy trong không khí chủ yếu tạo thành khí carbon dioxide và nước. (b) Gas thường rất dễ bắt cháy lại không mùi nên rất nguy hiểm nếu bị rò gỉ. Để dễ nhận biết, các nhà sản xuất thường bổ sung một khí có mùi vào bình gas. Theo em, cần làm gì nếu ngửi thấy có mùi gas trong nhà. Hướng dẫn giải (a) (1) Biến đổi vật lí vì chỉ là quá trình chuyển trạng thái của khí gas (butane và propane) → lỏng. (2) Biến đổi vật lí vì chỉ là quá trình chuyển trạng thái của gas lỏng → khí. (3) Biến đổi hóa học vì gas đã phản ứng tạo thành chất mới là carbon dioxide và nước. (b) Khi ngửi thấy mùi gas trong nhà cần dập tắt mọi nguồn nhiệt → khóa ngay van bình gas → mở hết cửa nhà, cửa sổ, bật quạt và di chuyển đến nơi an toàn đợi khí gas được đẩy hết ra khỏi nhà. Câu 2. [CD - SGK] Đốt chảy hoàn toàn 9 gam kim loại magnesium trong oxygen thu được 15 gam magnesium oxide. (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. (b) Viết phương trình bảo toàn khối lượng của các chất trong phản ứng. (c) Tính khối lượng oxygen đã phản ứng. Hướng dẫn giải (a) PTHH: 2Mg + O2 → 2MgO (b) Phương trình bảo toàn khối lượng: M 2 m g  mO  mMgO (c) Thay số ta có: 9 + O2 m = 15  O2 m = 15 – 9 = 6 g. Câu 3. [CD - SGK] Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) Na + O2   Na2O (b) P2O5 + H2O    H3PO4 (c) Fe(OH)3    Fe2O3 + H2O (d) Na2CO3 + CaCl2    CaCO3↓ + NaCl Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/ số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Hướng dẫn giải (a) 4Na + O2 → 2Na2O (tỉ lệ: 4 : 1 : 2) (b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (tỉ lệ: 1 : 3 : 2) (c) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O (tỉ lệ: 2 : 1 : 3) (d) Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl (tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 2) Câu 4. [CD - SGK] Khí A có tỉ khối đối với H2 là 22. (a) Tính khối lượng mol của khí A. (b) Một phân tử khí A gồm 1 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 2 nguyên tử oxygen. Xác định công thức hóa học của phân tử khí A. Hướng dẫn giải (a) 2 A A H d  22M  2.22  44g / mol. (b) A có dạng: XO2  MA = MX + 2.16 = 44  MX = 12  X là C  A: CO2
Câu 5. [CD - SGK] Đồ thị hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của độ tan (S) của các chất (a), (b), (c) và (d) theo nhiệt độ (to ). (a) Các chất có độ tan tăng theo nhiệt độ là A. (a), (b), (c). B. (b), (c), (d). C. (a), (c), (d). D. (a), (b), (d). (b) Ở 30 oC, chất có độ tan lớn nhất là A. (a). B. (b). C. (c). D. (d). (c) Chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng là A. (d). B. (c). C. (b). D. (a). Câu 6. [CD - SGK] Viết công thức hóa học của hai chất khí nhẹ hơn không khí, hai chất khí nặng hơn không khí. Hướng dẫn giải Hai chất khí nhẹ hơn không khí: H2, NH3. Hai chất khí nặng hơn không khí: CO2, SO2. Câu 7. [CD - SGK] Có hai ống nghiệm, mỗi ống đều chứa một mẩu đá vôi (thành phần chính là CaCO3) có kích thước tương tự nhau. Sau đó, cho vào mỗi ống khoảng 5 mL dung dịch HCl có nồng độ lần lượt là 5% và 15%. (a) Viết phương trình hóa học của phản ứng, biết rằng sản phẩm tạo thành gồm CaCl2, CO2 và H2O. (b) Ở ống nghiệm nào phản ứng hóa học sẽ xảy ra nhanh hơn? Giải thích. Hướng dẫn giải (a) PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O (b) Phản ứng hóa học ở ống nghiệm có nồng độ HCl 15% sẽ xảy ra nhanh hơn do nồng độ của chất phản ứng lớn hơn. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 8. [CTST - SGK] Hình dưới đây là sơ đồ minh họa phản ứng giữa các phân tử hydrogen (H2) và oxygen (O2) tạo ra nước (H2O). (a) Trong quá trình phản ứng, các liên kết trong phân tử các chất tham gia thay đổi như thế nào? (b) Phân tử nào được sinh ra sau phản ứng? (c) Nhận xét số lượng các nguyên tử trước và sau phản ứng. Hướng dẫn giải (a) Trước phản ứng H liên kết với H, O liên kết với O; sau phản ứng H liên kết với O. (b) Phân tử sinh ra sau phản ứng là H2O. (c) Trước và sau phản ứng đều có 4H và 2O.
Câu 9. [CTST - SGK] Một học sinh làm thí nghiệm như sau: Chuẩn bị: 1 quả trứng gà (hay trứng vịt), 1 lọ thủy tinh, 1 chai giấm ăn (dung dịch acetic acid 2 – 5%). Tiến hành thí nghiệm: Cho quả trứng vào lọ, rót từ từ giấm vào lọ cho đến khi ngập hẳn quả trứng thấy sủi bọt khí trên bề mặt vỏ trứng. Biết rằng acetic acid đã tác dụng với calcium carbonate (thành phần của vỏ trứng) tạo ra calcium acetate, nước và khí carbon dioxide. (a) Hãy chỉ ra dấu hiệu để nhận biết có phản ứng xảy ra. (b) Xác định chất tham gia và sản phẩm tạo thành của thí nghiệm trên. Hướng dẫn giải (a) Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra: Có bọt khí xuất hiện trên bề mặt quả trứng. (b) Chất tham gia: calcium carbonate, acetic acid Sản phẩm: calcium acetate, nước và khí carbon dioxide Câu 10. [CTST - SGK] Một bạn học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Cho đinh sắt (Fe) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) trong ống nghiệm. Sau khi phản ứng kết thúc, bạn đem cân ống nghiệm chứa đinh sắt và dung dịch thì thấy khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của định sắt và dung dịch trước khi phản ứng. Theo em, điều này có phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng không? Hướng dẫn giải Do phản ứng có khí thoát ra nên khối lượng dung dịch sau phản ứng bị giảm so với tổng khối lượng của định sắt và dung dịch trước khi phản ứng  Điều này hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn khối lượng. Câu 11. [CTST - SGK] Để điều chế khí oxygen trong phòng thí nghiệm, người ta nung 4,9 gam potassium chlorate (KClO3) có xúc tác MnO2, thu được 2,4585 gam potassium chloride (KCl) và một lượng khí oxygen. (a) Lập phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm trên. (b) Phản ứng trên có xảy ra hoàn toàn không? Tính hiệu suất phản ứng. Hướng dẫn giải (a) PTHH: 2KClO3 o t 2KCl + 3O2 Tỉ lệ: 2 : 2 : 3 Pư: 0,04 → 0,04 mol (b) KC 3 lO KCl 4,9 2,4585 n 0,04mol;n 0,033 mol. 122,5 74,5     Vì lượng KCl thực tế thu được (0,033 mol) nhỏ hơn lượng KCl theo lí thuyết (0,04 mol) nên phản ứng xảy ra không hoàn toàn. 0,033 H .100% 82,5%. 0,04   Câu 12. [CTST - SGK] Cho 2 gam kẽm vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 2M (dư) ở nhiệt độ phòng. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác, chỉ tác động một trong các điều kiện sau đây thì tốc độ phản ứng biến đổi như thế nào (tăng lên, giảm xuống hay không đổi)? Giải thích. (a) Thay 2 gam hạt kẽm bằng 2 gam bột kẽm. (b) Thay dung dịch H2SO4 2M bằng dung dịch H2SO4 1M. (c) Thực hiện phản ứng ở 60 oC. (d) Dùng thể tích dung dịch H2SO4 2M lên gấp đôi ban đầu. Hướng dẫn giải (a) Tốc độ phản ứng tăng do tăng diện tích tiếp xúc.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.