Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - GV.docx
SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI BẢO TỒN PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sinh thái học phục hồi là: A. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với trạng thái tự nhiên B. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái phát triển phong phú và đa dạng hơn C. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học ở mọi cấp độ D. Lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái trở về trạng thái đa dạng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Hướng dẫn giải Đáp án A Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với trạng thái tự nhiên Câu 2. Đâu là biện pháp cải tạo sinh học trong các ví dụ dưới đây? A. Các loài thực vật như Helianthus annuus được trồng ở những khu vực khai thác mỏ. B. Nhân giống san hô giúp phục hồi hệ sinh thái rạn san hô bị phá hủy C. Trồng cây họ đậu ở vùng đất nghèo dinh dưỡng D. Xây dựng các khu bảo tồn biển. Hướng dẫn giải Đáp án A Biện pháp cải tạo sinh học: Các loài thực vật như Helianthus annuus được trồng ở những khu vực khai thác mỏ. Câu 3. Lĩnh vực khoa học nào áp dụng các nguyên lý sinh thái học để đưa hệ sinh thái bị suy thoái hoặc bị phá hủy về gần nhất với hệ sinh thái tự nhiên? A. Sinh thái học phục hồi. B. Sinh thái học phân tích. C. Sinh thái học bảo tồn. D. Đa dạng sinh học. Câu 4. Hoạt động nào sau đây là biện pháp cải tạo sinh học? A. Trồng các cây họ đậu để làm giàu nitrogen cho hệ sinh thái nghèo dinh dưỡng. B. Thêm hạt của thực vật có khả năng tích lủy chromium vào đất đã bị nhiễm chromium. C. San bằng đất trên một khu đồi để xây dựng công viên. D. Nắn lại dòng chảy của một con sông. Câu 5. Bảo tồn đa dạng sinh học là bảo vệ và quản lý A. cá thể, quần thể và quần xã sinh vật. B. nguồn gene, các loài sinh vật và các hệ sinh thái. C. các hóa thạch, sinh vật sống và sinh cảnh. D. nguồn gene, các hóa thạch và sinh vật sống. Câu 6. Đối với những dòng sông có tốc độ chảy mạnh gây xói lở, các nhà sinh thái học ưu tiên phục hồi yếu tố nào trước? A. thành phần hữu cơ B. thành phần vật lí. C. thành phần vô sinh. D. thành phần hữu sinh. Câu 7. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của A. hiện tại. B. hiện tại và tương lai. C. tương lai. D. quá khứ và hiện tại. Câu 8. Biện pháp 3T trong hạn chế ô nhiễm môi trường gồm A. tăng bảo vệ, tái sử dụng và tái chế. B. tiết giảm, tái sử dụng và tái chế. C. tiết giảm, tăng sử dụng, tăng đa dạng sinh học. D. tăng bảo vệ, tái sử dụng và tăng đa dạng sinh học. Câu 9. Những hoạt động nào sau đây góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường A. tăng sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và hạn chế các phương tiện cá nhân. B. sử dụng các loại phân bón vô cơ tổng hợp để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho đất. C. hạn chế xem tivi và tăng cường sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân để tiết kiệm năng lượng điện. D. khuyến khích người dân sinh thêm con để không thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai. Câu 10. Khí đóng góp chính tới 50% cho việc gây ra hiệu ứng nhà kính?
B. Bảo tồn đa dạng sinh học. C. Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản D. Sử dụng biện pháp sinh học trong nông nghiệp Hướng dẫn giải Đáp án C Hoạt động của con người không nhằm giúp phát triển bền vững các hệ sinh thái là: Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản vì khoáng sản là tài nguyên hữu hạn Câu 19. Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sai? A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh. D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. Hướng dẫn giải Đáp án C Tài nguyên tại sinh hoặc tài nguyên không tái sinh cần phải khai thác một cách hợp lí, khai thác một tài nguyên nào đó cách triệt để sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đó và nó không phù hợp với nội dung phát triển bền vững Câu 20. Làm giàu đa dạng sinh học là biện pháp sử dụng (1) để bổ sung, làm tăng các yếu tố (2) cho hệ sinh thái. Vị trí (1) và (2) tương ứng là A. (1) vi sinh vật, (2) cần thiết. B. (1) vi sinh vật, (2) dinh dưỡng. C. (1) sinh vật, (2) cần thiết. D. (1) sinh vật, (2) dinh dưỡng. Câu 21. Tác nhân không gây ô nhiễm môi trường A. các khí thải do hoạt động của nền công nghiệp. B. hoạt động của nền nông nghiệp sinh thái. C. các chất thải sinh hoạt. D. công nghiệp quốc phòng và các hoạt động chiến tranh. Câu 22. Nguyên nhân không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật là A. khai thác quá mức nguồn lợi sinh vật. B. hủy diệt nơi sống và các hệ sinh thái. C. môi trường suy giảm do các hoạt động của con người. D. phát triển quá mức các hệ sinh thái nhân tạo. Câu 23. Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm: A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. B. Đất, nước, sinh vật. C. Khoáng sản, phi khoáng sản. D. Sinh vật, gió, thủy triều. Hướng dẫn giải Đáp án A -A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy nhiệt là các năng lượng vĩnh cửu. -B. Sai, đất, nước, sinh vật là tài nguyên tái sinh. -C. Sai, khoáng sản, phi khoáng sản là tài nguyên không tái sinh. -D. Sai, sinh vật là tài nguyên tái sinh. Gió và thủy triều là năng lượng vĩnh cửu. Câu 24. Những nguyên nhân nào gây nên sự suy giảm cuộc sống con người? I. Hiện tượng Elnino và hiện tượng Lanina. II. Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. III. Khai thác các hệ sinh thái một cách không bền vững. IV. Sự gia tăng dân số ngày một nhanh, gây sức ép ngày càng lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. A. I, III và IV. B. I, II và III. C. II, III và IV. D. I, II, III và IV. Câu 25. Năm 2005, ít nhất 10 con gấu xám Bắc Mĩ trong hệ sinh thái Yellowstone đã bị giết do tiếp xúc với con người. Nguyên nhân những cái chết này là do: va chạm với ô tô, thợ săn nổ súng khi bị một con gấu xám cái tấn công với đàn con gần đó và các nhà quản lí khu bảo tồn giết chết những con gấu tấn công gia súc liên tục. Biện pháp nào sau đây phù hợp để thực hiện bảo tồn loài gấu ở khu vực này bằng cách giảm thiểu những va chạm giữa gấu và con người? A. Quy định giới hạn tốc độ phương tiện giao thông trên đường trong khu vực vườn quốc gia. B. Ngăn cấm không cho con người đến khu vực này. C. Quy định thời gian và địa điểm các mùa săn bắn. D. Cấm săn bắn trên toàn khu bảo tồn.