PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 2. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Yên Bái - có lời giải.docx

Trang 1 SỞ GD&ĐT YÊN BÁI ĐỀ THI THỬ TN THPT MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Một trong những xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh là A. hình thành các liên minh quân sư xuyên lục địa. B. Mỹ vươn lên thiết lập trật tự đơn cực. C. tập trung nghiên cứu khoa học vũ trụ. D. lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.  Câu 2: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử bùng nổ cuộc kháng chiến chống  thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945-1954)?  A. Các nước xã hội chủ nghĩa thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.  B. Mỹ thực hiện Kế hoạch Mác-san viện trợ cho Pháp.  C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập.  D. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.  Câu 3: Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam,  cuộc kháng chiến nào sau đây không thành công?  A. Kháng chiến chống quân Minh (1406-1407). B. Kháng chiến chống quân Tống (981). C. Kháng chiến chống quân Xiêm (1785). D. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938). Câu 4: Theo quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng2-1945), khu vực nào sau đây thuộc phạm  vi ảnh hưởng của Mỹ  A. Tây Âu. B. Đông Béc-lin. C. Đông Đức. D. Đông Âu. Câu 5: Một trong những mục tiêu của Việt Nam khi mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm  1950 là  A. chuyển cơ quan đầu não kháng chiến về chiến khu an toàn.  B. phá sản kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp.  C. khai thông biên giới Việt - Trung, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.  D. giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.  Câu 6: Năm 1995, quốc gia nào sau đây gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Việt Nam. B. Phi-lip-pin. C. Ti-mo Lét-xtê. D. In-do-nê-xi-a. Câu 7: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến Cách mạng tháng Tám năm 1945  ở Việt Nam?  A. Quân Đồng minh chiến thắng phe phát xít. B. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. C. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.  Câu 8: Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là


Trang 4 C. Nhu cầu ổn định chính trị để phát triển kinh tế.  D. Chủ nghĩa khủng bố đe dọa hòa bình thế giới.  Câu 23: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm  1945 ở Việt Nam?  A. Đóng góp vào sự nghiệp chung của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.  B. Đóng góp vào cuộc đấu tranh chống phát xít của các nước xã hội chủ nghĩa.  C. Giải quyết thành công mọi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội thuộc địa.  D. Lật đổ chế độ phong kiến và xóa bỏ được mọi tàn dư của chế độ cũ.  Câu 24: Trước những thách thức hàng đầu đe doạ sự ổn định và phát triển của Cộng đồng  ASEAN, các quốc gia thành viên cần có hành động nào sau đây?  A. Thúc đẩy chính sách cạnh tranh về kinh tế, bảo vệ người tiêu dùng.  B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước thành viên.  C. Hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia ASEAN và với các đối tác bên ngoài.  D. Bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội.  PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Cho đoạn tư liệu sau đây:  “Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là  kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên - Lào và tiến đến thành  lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào”.  (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.174)  a) Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Việt Nam có trách nhiệm giúp đỡ Miên  và Lào thành lập mặt trận dân tộc thống nhất.  b) Sự đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương là nguyên nhân quyết định đưa đến thắng lợi của  cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.  c) Trong xây dựng đất nước hiện nay, ba nước Đông Dương cần phải tăng cường đoàn kết và hợp tác toàn  diện nhau.  d) Kẻ thù chung của nhân dân Việt, Miên, Lào là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.  Câu 26: Cho đoạn tư liệu sau đây:  “Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với toàn  bộ khu vực Đông Nam Á, khởi đầu cho quá trình hoàn tất ý tưởng về một tổ chức bao gồm đầy đủ mười quốc  gia thành viên, cùng phấn đấu xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển, để từ đó làm cơ sở cho  những bước phát triển cao hơn của Hiệp hội sau này là xây dựng một Cộng đồng và đem lại những lợi ích  thiết thực cho gần 700 triệu người dân trong khu vực”.  (Vũ Hồ, Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN: Đồng hành, lớn mạnh cùng năm tháng, Tạp chí Cộng sản điện tử,  ISSN 2734-9071, ngày 23-10-2023)  a) Việt Nam gia nhập ASEAN là sự khởi đầu hướng tới xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát  triển thịnh vượng. 

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.