Nội dung text ĐỀ 10 - GK2 LÝ 11 - FORM 2025.docx
D. Không xác định được dấu của công của lực điện trường. Câu 10. Hiệu điện thế giữa hai điểm cách nhau 8 cm trong một vùng điện trường đều có độ lớn 4500 V/m là A. 360 V. B. 56250 V. C. 36000 V. D. 270 V. Câu 11. Phát biểu nào sau đây về tụ điện là không đúng? A. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. B. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. C. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). D. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. Câu 12. Một tụ điện có ghi 75 nF – 15 V. Điện tích cực đại của tụ là A. B. C. D. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Hai vật nhỏ được tích điện giống nhau q 1 = q 2 = 2.10 -6 C, ban đầu được đặt trong không khí và giữ ở vị trí cách nhau 2 cm. Giả sử hai vật chỉ chịu tác dụng của lực tương tác tĩnh điện giữa chúng. a) Hai vật nhỏ tích điện cùng dấu nên đẩy nhau. b) Khi thả tự do thì hai vật sẽ chuyển động về hai hướng ngược nhau, trên đường nối đi qua tâm của hai vật. c) Lực tĩnh điện do q 1 tác dụng lên q 2 và lực tĩnh điện do q 2 tác dụng lên q 1 là hai lực cân bằng. d) Lực tương tác giữa hai vật có độ lớn bằng 22,5 N. Câu 2. Xét điện trường có các đường sức điện như hình vẽ: a) Điện trường đang xét là điện trường đều. b) Nếu gọi điện thế tại M là V M , điện thế tại N là V N thì V M < V N. c) Đặt nhẹ một electron (không có vận tốc đầu) vào M thì electron chuyển động nhanh dần đều dọc theo chiều đường sức điện. Bỏ qua trọng lực của electron. d) Nếu điện thế tại M bằng 40 V, đặt một điện tích q = 2,8.10 -7 C thì thế năng điện tại M bằng 7.10 -9 J. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Hai điện tích điểm đặt cách nhau 200 cm trong parafin có hằng số điện môi bằng 2 thì tương tác với nhau bằng lực có độ lớn 10 N. Nếu chúng được đặt cách nhau 80 cm trong chân không thì tương tác với nhau bằng lực có độ lớn bằng bao nhiêu N? Câu 2. Một điện tích Q = - 4,8.10 -9 C sinh ra một vùng điện trường bao quanh nó. Độ lớn cường độ điện trường mà Q gây ra tại điểm M cách nó một khoảng 8 cm trong chân không bằng bao nhiêu V/m? Câu 3. Hai bản kim loại giống nhau, tích điện trái dấu cách nhau 2 cm. Hiệu điện thế giữa hai bản kim loại bằng 180V. Chọn mốc thế năng điện tại bản âm. Điện thế tại A cách bản âm một khoảng 0,9 cm bằng bao nhiêu V? Câu 4. Muốn di chuyển một proton trong điện trường từ M ra xa vô cùng ta cần tốn một công 3,2.10 -19 J. Chọn mốc thế năng điện tại vô cùng. Điện thế tại điểm M bằng bao nhiêu V? Câu 5. Một điện tích 10 mC chuyển động song song cùng chiều với các đường sức trong một điện trường đều 20000 V/m với quãng đường 8 cm. Công của lực điện trường trong trường hợp này bằng bao nhiêu J? Câu 6. Khi một điện tích q = 2.10 -6 C di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều thì công của lực điện bằng – 18.10 -6 J. Hiệu điện thế giữa M và N bằng bao nhiêu V? Dựa vào dữ kiện sau đây để trả lời câu 7 và câu 8. Như chúng ta đã biết, tụ điện được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện của thiết bị điện, điện tử như màn hình cảm ứng điện dung của điện thoại di động; máy khử rung tim; máy tính; máy thu thanh;….Hình bên là một trong số rất nhiều loại tụ điện có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường. Trên vỏ tụ điện có ghi 22 F – 250 V. Câu 7. Điện tích tối đa của tụ được bằng bao nhiêu mC? Câu 8. Nếu mắc tụ điện vào nguồn có hiệu điện thế 200V thì năng lượng mà tụ có thể tích trữ được bằng bao nhiêu J?
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Vật A trung hoà về điện tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương do A. electron di chuyển từ vật B sang vật A. B. điện tích dương di chuyển từ vật B sang vật A. C. electron di chuyển từ vật A sang vật B. D. ion âm di chuyển từ vật A sang vật B. Hướng dẫn giải Vật A trung hoà về điện tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương do các electron từ vật A di chuyển sang vật B. Câu 2. Đặt một điện tích điểm Q trong chân không. Một điểm M cách Q một khoảng r. Những điểm có độ lớn cường độ điện trường bằng với độ lớn cường độ điện trường tại M là tập hợp những điểm A. nằm trên đường thẳng nối giữa điện tích Q và M. B. nằm trong không gian. C. nằm trên mặt phẳng đi qua M. D. nằm trên mặt cầu tâm Q có bán kính r. Hướng dẫn giải Cường độ diện trường do điện tích Q gây ra tại những điểm cách Q một khoảng r là như nhau. Câu 3. Hai điện tích đặt cách nhau 2 cm trong không khí thì chúng tác dụng lên nhau một lực hút có độ lớn 36.10 -3 N. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Hai điện tích cùng dấu và có độ lớn 4µC. B. Hai điện tích cùng dấu và có độ lớn 40 nC. C. Hai điện tích trái dấu và có độ lớn 4µC. D. Hai điện tích trái dấu và có độ lớn 40 nC. Hướng dẫn giải Lực tương tác giữa hai điện tích là lực hút nên hai điện tích trái dấu. Câu 4. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trung cho điện trường về A. khả năng thực hiện công. B. tốc độ biến thiên của điện trường. C. phương diện tác dụng lực lên điện tích đặt tại đó. D. khả năng tích điện và phóng điện. Hướng dẫn giải Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trung cho điện trường về mặt tác dụng lực lên điện tích đặt tại điểm đó. Câu 5. Hạt neutron chuyển động trong một vùng điện trường đều. Biết trọng lực tác dụng lên hạt nhỏ hơn rất nhiều so với lực điện do điện trường tác dụng lên hạt. Quỹ đạo chuyển động của hạt neutron là A. đường (1). B. đường (2). C. đường (3). D. đường (1) hoặc (3). Hướng dẫn giải Hạt neutron là hạt trung hoà về điện. Lực điện tác dụng lên hạt bằng 0 nên hạt sẽ chuyển động xuyên qua vùng điện trường theo quỹ đạo thẳng như ban đầu. Câu 6. Mối quan hệ giữa điện trường đều có độ lớn cường độ E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d là A. B. C. D.