PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 20.1.Chuyen de 20. Kim loai nhom IA, IIA.docx


Điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm: 222dpncNaClNaCl B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM I. Sodium hydroxide (NaOH) 1. Tính chất vật lí Là chất rắn, không màu dễ hút ẩm, dễ nóng chảy, tan nhiều trong nước 2. Tính chất hóa học: Là base mạnh (hay còn gọi là kiềm hay chất ăn da); làm quỳ tím hóa xanh, phenolphtalein hóa hồng. NaOH có đầy đủ tính chất của một hydroxide.        + Tác dụng với acid, oxide acid tạo thành muối và nước NaOH + HCl → NaCl + H 2 O     Chú ý: Khi tác dụng với acid, oxide acid trung bình, yếu thì tùy theo tỉ lệ mol các chất tham gia mà muối thu được có thể là muối acid, muối trung hòa hay cả hai. 2NaOH + CO 2  → Na 2 CO 3  + H 2 O NaOH + CO 2  → NaHCO 3        + Tác dụng với oxide và hydroxide lưỡng tính: 2NaOH + Al 2 O 3  → 2NaAlO 2  + H 2 O NaOH + Al(OH) 3  → NaAlO 2  + 2H 2 O        + Tác dụng với dung dịch muối: CuSO 4  + 2NaOH → Cu(OH) 2 ↓ + Na 2 SO 4  (xanh lam) NH 4 Cl + NaOH → NaCl + NH 3  + H 2 O        + Tác dụng với một số phi kim, như halogen ... 2NaOH + Cl 2  → NaCl + NaClO + H 2 O        + Tác dụng với các kim loại có hydroxide lưỡng tính như Al, Zn, Be, Cr, Sn, Pb, ... NaOH + Al + H 2 O → NaAlO 2  + 3/2 H 2 3. Điều chế: Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn) 2NaCl   +   2H 2 O   dpdd,cmn  H 2   +  Cl 2    +   2NaOH II. SODIUM BICARBONATE (NaHCO 3 ) NaHCO 3 còn gọi là Sodium bicarbonate hay baking soda 1. Tính chất vật lí: Là chất rắn, ít tan trong nước 2. Tính chất hóa học - Bị phân hủy bởi nhiệt: 2NaHCO 3    ot Na 2 CO 3   +   H 2 O  +  CO 2 - NaHCO 3  tác dụng với cả dung dịch axit và dung dịch base: NaHCO 3     +   HCl     →    NaCl    +    H 2 O    +   CO 2 NaHCO 3   +   NaOH    →  Na 2 CO 3    +  H 2 O => NaHCO 3  có tính lưỡng tính. 3. Ứng dụng: Sodium bicarbonate được dùng trong y học (làm thuốc chữa đau dạ dày), công nghệ thực phẩm, sản xuất nước giải khát, ... III. SODIUM CARBONATE (Na 2 CO 3 ) 1. Tính chất vật lí: Dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850 o C. 2. Tính chất hóa học: Là muối có khả năng tác dụng với dung dịch axit, một số dung dịch muối: Na 2 CO 3    +  2HCl  →  2NaCl   +   H 2 O   +   CO 2 Na 2 CO 3   + CaCl 2  → 2NaCl + CaCO 3 3. Ứng dụng - Là nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất thủy tinh, xà phòng, giấy, .... - Dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa, ... IV. SODIUM CHLORIDE (NaCl) 1. Trạng thái tự nhiên: NaCl là hợp chất rất phổ biến trong tự nhiên (có trong nước biển, nước của hồ nước mặn, khoáng vật halite (thạch diêm, đá muối) gọi là muối mỏ). 2. Tính chất vật lí:        + Tinh thể NaCl không có màu và hoàn toàn trong suốt.        + Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, t o nc  = 800 o C, t o s  = 1454 o C.        + Dễ tan trong nước và độ tan không biến đổi nhiều theo nhiệt độ nên không dễ tinh chế bằng cách kết tinh lại.        + Độ tan của NaCl ở trong nước giảm xuống khi có NaOH, HCl, MgCl 2 , CaCl 2 , ... do đó người ta thường sục khí HCl vào dung dịch muối ăn bão hòa để điều chế NaCl tinh khiết.

- Nguyên tử kim loại kiềm thổ có 2e lớp ngoài cùng, năng lượng ion thấp => có xu hướng nhường 2e khi tham gia phản ứng hóa học: M → M 2+ + 2e => Kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh. 1. Tác dụng với phi kim * Với O 2 - Ở t o  thường, Be và Mg bị oxi hóa chậm tạo thành lớp màng oxide bảo vệ, các kim loại còn lại tác dụng với O 2 mạnh hơn. - Khi đốt nóng tất cả các kim loại nhóm IIA đều cháy thành oxide. 2Mg   +    O 2   ot 2MgO  - Với halogen: phản ứng dễ dàng ở nhiệt độ thường: M + X 2  → MX 2 Ví dụ: Ca   +  Cl 2  → CaCl 2 - Với phi kim kém hoạt động phải đun nóng: 22otCaCCaC (Calcium carbide) 22 o t CaHCaH ( Calcium hydride) 2323otMgNMgN (Magnesium nitride) 2. Tác dụng với axit a) Tác dụng với HCl, H 2 SO 4  loãng: Ca  +  2HCl   →  CaCl 2   +  H 2 b) Tác dụng với HNO 3 , H 2 SO 4  đặc - Khử N +5 , S +6  thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn. 4Ca + 10HNO 3  (l) → 4Ca(NO 3 ) 2  + NH 4 NO 3  + 3H 2 O Mg + 4HNO 3  đ → Mg(NO 3 ) 2  + 2NO 2  + 2H 2 O 3. Tác dụng với nước - Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ: Ca     +   2H 2 O      →      Ca(OH) 2      +   H 2 - Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO. Mg     +    H 2 O   0t   MgO    +   H 2 - Be không tác dụng với nước. IV. ỨNG DỤNG - Kim loại Be được dùng làm chất phụ gia để chế tạo những hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn. - Kim loại Mg dùng để chế tạo những hợp kim có đặc tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô,... Kim loại Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hoá dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.  - Kim loại Ca dùng làm chất khử để tách oxygen, sulfur ra khỏi thép. Ca còn được dùng để làm khô một số hợp chất hữu cơ. V. ĐIỀU CHẾ Điện phân nóng chảy muối kim loại kiềm thổ: CaCl 2     dpnc Ca     +    Cl 2 D. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CALCIUM I. CALCIUM OXIDE-VÔI SỐNG (CaO)     - CaO là chất rắn màu trắng.     - Là basic oxide, tác dụng mãnh liệt với nước tạo thành base mạnh.     - Tác dụng với nhiều acid và acid oxide: CaO + 2HCl → CaCl 2  + H 2 O CaO + CO 2  → CaCO 3 II. CALCIUM HYDROXIDE- VÔI TÔI: Ca(OH) 2 1. Tính chất vật lý: là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước. Dung dịch của nó gọi là nước vôi trong. 2. Tính chất hóa học: Mang đầy đủ tính chất của một dung dịch kiềm (tác dụng với axit, oxide axit, muối)     - Tác dụng với axit và oxide axit tạo muối tương ứng. Ca(OH) 2  + 2HCl → CaCl 2  + 2H 2 O Ca(OH) 2  + CO 2  → CaCO 3 ↓ + H 2 O (1) Ca(OH) 2  + 2CO 2  → Ca(HCO 3 ) 2  (2)     - Tác dụng với muối:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.