PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 2 Đọc 3. Mưa xuân II.docx

Ngày soạn:…./…../….. Ngày dạy:…./…../…... TIẾT:….: VĂN BẢN 3: MƯA XUÂN (II) I. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS sẽ: 1. Kiến thức - Nhận diện được thể loại văn bản, cấu trúc văn bản Mưa xuân (II) - Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản. 2. Năng lực Năng lực đặc thù - Nhận diện được thể loại văn bản, cấu trúc văn bản Mưa xuân (II) - Xác định và phân tích được đặc sắc nghệ thuật được tác giả sử dụng trong văn bản. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... 3. Phẩm chất - Yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trong bốn mùa, em thích nhất là mùa nào? Vì sao?   Bước 2: Học sinh trao đổi thực hiện nhiệm vụ - HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv mời đại diện một số học sinh trình bày sản phẩm Bước 4: Đánh giá kết quả nhiệm vụ học tập - GV gợi mở: Mùa xuân những mầm non thi nhau đâm chồi nảy lộc, mùa hạ sôi động với những hoạt động hè, mùa thu có lẽ là mùa lãng mạn nhất trong năm,…. - Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nguyễn Bính là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào thơ mới, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Mưa xuân II của nhà thơ này. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc - hiểu văn bản a. Mục tiêu:  - Xác định được những thông tin về tác giả, tác phẩm. - Tóm tắt văn bản b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về văn bản Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Nguyễn Bính và tác phẩm Mưa xuân II.  - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức GV I. Đọc – hiểu văn bản 1. Tác giả - Tên: tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính. - Năm sinh: 1918 - 1966 - Quê quán: Làng Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, Vụ Bản, Nam Định. - 1945 - 1954: tham gia kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ. - 1954 tập kết ra Bắc, tham gia công tác văn nghệ và làm báo. - Mất đột ngột 20/01/1966. - Nguyễn Bính là một người thông minh, nhạy cảm với thời đại đầy biến động, luôn muốn bảo tồn và duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. - Phong cách thơ Nguyễn Bính: Nguyễn Bính là nhà thơ có hồn thơ đậm chất quê. + Nhà thơ nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương, ông thể hiện sâu sắc nỗi day dứt không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ bị mai một (Chân quê). Vì thế, Nguyễn Bính đã đào sâu, tích hợp và phát huy một cách xuất sắc
những truyền thống dân gian trong sáng tạo Thơ mới. Thơ ông mang đậm chất quê, hồn quê trong cả nội dung và hình thức, là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê, lối nói quê, lời quê. - Gắn bó, thấu hiểu con người thôn quê Việt Nam.  Dù viết về hình ảnh, cảnh sắc, con người nào thì tất cả đều thắm đượm một tình quê, duyên quê, hồn quê.... - Ông làm thơ từ rất sớm (năm 13 tuổi), sáng tác nhiều thể loại (thơ, truyện thơ, chèo...). - Các tác phẩm chính:  Tâm hồn tôi (1937), Lỡ bước sang ngang  (1940), Mười hai bến nước (1942), Truyện thơ Cây đàn Tỳ bà (1944), Gửi người vợ miền Nam (1955) ... 2. Tác phẩm - Mùa xuân II xuất bản năm 1958, in trong Nguyễn Bính toàn tập – NXB Hội Nhà văn 2017. 3. Đọc văn bản  Thể thơ: 7 chữ - Tóm tắt: Mùa xuân đến, thiên nhiên và cảnh vật như đang khoác trên mình một

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.