Nội dung text bài 18. Thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (Phần 2).docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 18: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI (PHẦN 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Phát biểu được khái niệm loài sinh học. - Nêu được các cơ chế hình thành loài. - Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ. - Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: HS chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xây dựng kế hoạch tự tìm hiểu về tiến hoá lớn và nguồn gốc chung của sinh giới. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức về tiến hoá lớn trong nghiên cứu và đời sống. Năng lực sinh học: - Năng lực nhận thức sinh học: ○ Phát biểu được khái niệm loài sinh học. ○ Nêu được các cơ chế hình thành loài. ○ Phát biểu được khái niệm tiến hoá lớn. Phân biệt được tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ. ○ Dựa vào sơ đồ cây sự sống, trình bày được sinh giới có nguồn gốc chung và phân tích được sự phát sinh chủng loại là kết quả của tiến hoá. - Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Xác định được nguồn gốc tiến hóa và vị trí phân
2 loại của các nhóm sinh vật. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các cơ chế hình thành các loài sinh vật. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học, chuẩn bị nội dung bài mới. - Trách nhiệm: nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao. - Nhân ái: chia sẻ với các bạn về nội dung tìm hiểu được thông qua các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập. - Sơ đồ minh họa các Hình 18.1 - 18.5; hình ảnh về cơ chế hình thành loài; cây phát sinh chủng loại của một số nhóm sinh vật. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều. - Tài liệu sưu tầm được về quá trình tiến hóa và nội dung học tập đã chuẩn bị theo nhiệm vụ của nhóm; nghiên cứu trước nội dung Bài 18. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Xác định được nhiệm vụ học tập; có tâm thế sẵn sàng và mong muốn khám phá các kiến thức của bài học. b. Nội dung: GV đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề. c. Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của HS. - Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS. d. Tổ chức thực hiện:
4 c. Sản phẩm học tập: Loài và sự hình thành loài. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, chia lớp thành các nhóm (4 - 6 HS). - GV chiếu video, yêu cầu HS quan sát, kết hợp nghiên cứu mục I SGK tr.103 - 105 và thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm: Trạm 1: Khái niệm loài sinh học Trạm 2: Cơ chế hình thành loài. - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ từ trạm 1 → trạm 2 và hoàn thành Phiếu học tập: NHÓM: PHIẾU HỌC TẬP Tìm hiểu về loài và sự hình thành loài 1. Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Các con chó nhà đa dạng về hình dạng, kích thước cơ thể, màu sắc lông (hình 18.1) nhưng một số giống chó nhà khác nhau vẫn giao phối được với nhau và sinh con hữu thụ. Trong số cá thể này, những nhóm cá thể nào thuộc về cùng một loài sinh học, những nhóm cá thể nào thuộc các loài sinh học khác nhau? I. LOÀI VÀ SỰ HÌNH THÀNH LOÀI 1. Khái niệm loài sinh học - Loài sinh học là nhóm quần thể gồm các cá thể có tiềm năng giao phối trong tự nhiên và sinh con sống sót, có khả năng sinh sản nhưng sinh con không có khả năng sống sót hoặc không sinh sản được với các cá thể của các nhóm quần thể khác. - Tiêu chuẩn phân biệt loài sinh học: Khả năng giao phối và sinh con hữu thụ của các cá thể. 2. Các cơ chế hình thành loài - Sự hình thành loài là quá trình tạo ra loài mới (loài hậu duệ) từ loài ban đầu (loài tổ tiên). - Dấu hiệu cho thấy loài sinh học mới hình thành là sự cách li sinh sản. Bảng 1. Các cơ chế hình thành loài - Đính kèm dưới hoạt động