Nội dung text ĐỀ 1 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 10 ( Theo minh họa 2025 ).docx
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 Đề số 1 (Đề gồm có 04 trang) KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn hóa lớp 10 Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh……………………………………Lớp…… Số báo danh:………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO 3 . B. Phản ứng phân hủy khí NH 3 . C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH 4 Cl trong nước. Câu 2. Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau: N 2 (g) + 3H 2 (g) → 2NH 3 (g) 0 r298H = – 91,8 kJ Giá trị 0 r298H của phản ứng: 2NH 3 (g) → N 2 (g) + 3H 2 (g) là A. -45,9 kJ. B. +45,9 kJ. C. – 91,8 kJ D. +91,8 kJ. Câu 3. Trong phân tử NH 4 NO 3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ là A.+1 và +1. B.-4 và +6. C.-3 và +5. D.-3 và +6. Câu 4. Cho 2 phương trình nhiệt hóa học sau: C (s) + H 2 O (g) CO (g) + H 2 (g) r H o 298K = +121,25 kJ (1) CuSO4 (aq) + Zn (s) ZnSO4 (aq) + Cu (s) r H o 298K = -230,04 kJ (2) Chọn phát biểu đúng: A. Phản ứng (1) là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng thu nhiệt. B. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng 2 là phản ứng tỏa nhiệt. C. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng thu nhiệt. D. Phản ứng (1) và (2) là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 5. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây ? A. Nhiệt độ. B. Tốc độ phản ứng. C. Áp suất. D. Thể tích khí. Câu 6. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên...(1)... của...(2)... trong một đơn vị...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 7. Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng ? A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia.
C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột. Câu 8. Thực hiện thí nghiệm sau: (1) Zn (hạt) + 3 mL dd HCl 20%. (2) Zn (hạt) + 3 mL dd HCl 10%. (3) Zn (hạt) + 3 mL dd HCl 12%. (4) Zn (hạt) + 3 mL dd HCl 23%. Phản ứng nào xảy ra nhanh nhất? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 9. Cho 2 mẫu BaSO 3 có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1 M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO 3 tan nhanh hơn ? dung dịch HCl 0,1M BaSO 3 dạng bột BaSO 3 dạng khối .......... ...................................... ............ .............................. Cốc 1Cốc 2 Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc bề mặt tới tốc độ phản ứng A. Cốc 1 tan nhanh hơn. B. Cốc 2 tan nhanh hơn. C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. D. BaSO 3 tan nhanh nên không quan sát được. Câu 10. Cho một viên đá vôi nặng 1 gam vào dung dịch HCl 2 M, ở nhiệt độ 25 0 C. Biến đổi nào sau đây không làm bọt khí thoát ra mạnh hơn ? A. Tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi. B. Thay viên đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi. C. Thay dung dịch HCl 2 M bằng dung dịch HCl 4 M. D. Tăng nhiệt độ lên 50 0 C. Câu 11. Các nguyên tố nhóm halogen được nghiên cứu gồm: A. F, O, Cl, Br B. S, O, Br, I C. F, Cl, Br, I D. Ne, Ar, Br, Kr Câu 12. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố halogen có dạng: A. ns 2 np 2 . B. ns 2 np 3 . C. ns 2 np 5 . D. ns 2 np 6 . Câu 13. Số oxi hoá cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là A. -1. B. +7. C. +5. D. +1. Câu 14. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F 2 , Cl 2 , Br 2 , I 2 ) ? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Là các phi kim điển hình, có độ âm điện lớn và tính oxi hóa mạnh. C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Đều là nguyên tố s. Câu 15. Ở trạng thái lỏng, giữa các phân tử hydrogen halide nào sau đây tạo được liên kết hydrogen mạnh ? A. HCl. B. HI. C. HF. D. HBr. Câu 16. Dung dịch HCl không phản ứng với kim loại nào dưới đây? A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Mg. Câu 17. Acid nào được dùng để khắc chữ lên thủy tinh ? A. H 2 SO 4 . B. HNO 3 . C. HF. D. HCl.