PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. CARBOHYDRATE. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE (File GV).docx

CHƯƠNG 9: LIPID – CARBOHYDRATE – PROTEIN – POLYMER CHỦ ĐỀ 2: CARBOHYDRATE. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE (FILE GV) A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I.KHÁI NIỆM CARBOHYDRATE Carbohydrate là loại hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố carbon, hydrogen, oxygen, thường có công thức chung là C n (H 2 O) m . Glucose, saccharose, tinh bột và cellulose là những carbohydrate phổ biến trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một số loại carbohydrate và trạng thái tự nhiên II. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE 1.Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí Glucose có công thức phân tử C 6 H 12 O 6 , là chất rắn không màu, không mùi, có vị ngọt. Tan tốt trong nước, có trong nhiều trái cây chín (đặc biệt nho chín), có trong máu, là nguồn năng lượng chính cho các hoạt động ở tế bào. Saccharose có công thức phân tử C 12 H 22 O 11 là chất rắn không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt. 2.Tính chất hoá học a) Phản ứng tráng bạc của glucose C 6 H 12 O 6 +Ag 2 O o3DungdòchNH,t  C 6 H 12 O 7 + 2Ag  Phản ứng này được dùng để tráng bạc lên kính trong sản xuất gương soi, nên có tên là phản ứng tráng bạc. =>Saccharose không có phản ứng này. b) Phản ứng lên men rượu của glucose C 6 H 12 O 6 Enzymer 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 glucose ethylic alcohol  Phản ứng này được sử dụng để sản xuất bia, rượu hay các loại đồ uống có cồn khác. c)Phản ứng thuỷ phân của saccharose C 12 H 22 O 11 +H 2 O 0Enzymerhoaëcacid/t C 6 H 12 O 6 (glucose) + C 6 H 12 O 6 (fructose) 3.Vai trò và ứng dụng của glucose và saccharose a)Vai trò Glucose hình thành ở thực vật qua quá trình quang hợp và ở động vật qua quá trình tiêu hoá carbohydrate. Glucose là nguồn năng lượng chính cho cả thực vật và động vật, cung cấp năng lượng cho các tế bào, hỗ trợ tăng trưởng và trao đổi chất.
Saccharose có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể nên được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm.  Tiêu thụ quá nhiều glucose, saccharose trong thời gian dài có nguy cơ bị béo phì và mắc các bệnh khác như tiểu đường, tim mạch,... b)Ứng dụng Glucose được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp dược phẩm, thực phẩm. Ngoài ra, glucose cũng là nguyên liệu để sản xuất đồ uống có cồn và tráng gương. Saccharose được sử dụng làm chất tạo ngọt cho nhiều loại đồ uống và bánh kẹo. Một số ứng dụng của glucose (a) và saccharose (b) B. HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN 1: BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1. (SGK – KNTT) So sánh tính chất vật lí của glucose và saccharose. Giống nhau: đều là chất rắn dạng tinh thể không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước. Khác nhau: Glucose Saccharose Khôi lượng riêng 1,56 g/cm 3 1,58 g/cm 3 Độ ngọt Ngọt thanh Ngọt gắt Tuy nhiên, sự khác biệt về khối lượng riêng là không quá nhiều. nên có thể xem tính chất vật lý của glucose và saccharose là giống nhau. Câu 2. (SGK – KNTT) Lấy ví dụ các sản phẩm tự nhiên trong đời sống có chứa nhiều đường glucose và saccharose. Glucose: nho chín, trái cây chín Saccharose: mía, của cái đường, đường thốt nốt. Câu 3 (SBT – KNTT). Viết các PTHH minh hoạ các quá trình: a) Chuyển hoá glucose thành ethylic alcohol. b) Chuyển hoá saccharose thành glucose và fructose. Hướng dẫn giải a) C 6 H 12 O 6 Enzymer 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 glucose ethylic alcohol b) C 12 H 22 O 11 +H 2 O 0Enzymerhoaëcacid/t C 6 H 12 O 6 (glucose) + C 6 H 12 O 6 (fructose) Câu 4 (SBT – CTST). Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B để được kết quả đúng: Cột A CộtB 1)C 6 H 12 O 6 +Ag 2 O o 3DungdòchNH,t  a) ethylic alcohol + ... 2) Glucose dùng để b) pha chế dịch truyền, tráng bạc, sản xuất vitamin C,... 3) Glucose Enzymer c) chế biến thực phẩm, dược phẩm, pha chế thuốc,... 4) Saccharose dùng để d) glucose + fructose
5) C 12 H 22 O 11 +H 2 O e) ... + Ag Hướng dẫn giải 1 2 3 4 5 e b a c d Câu 5 (SBT – CTST). Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được các phát biểu đúng. a) Trong các loại củ, quả, hạt có chứa nhiều (1)... b) Mật ong, quả nho chín đểu có chứa nhiều (2)... c) (3)... có nhiều trong hoa quả chín, trong máu người và động vật. d) (4)... có nhiều trong mía, củ cải đường, hoa thốt nốt. e) (5)... có phản ứng tráng bạc cùng với phản ứng (6)... tạo ethylic alcohol và (7)... g) (8)... có phản ứng thuỷ phân nhưng không có phản ứng tráng bạc. h) (9)... có phản ứng tráng bạc nhưng không có phản ứng thuỷ phân. i) Glucose và saccharose đều có phản ứng (10)... Hướng dẫn giải (1) glucose và saccharose (6) lên men rượu (2) glucose (7) carbon dioxide (3) Glucose (8) Saccharose (4) Saccharose (9) Glucose (5) Glucose (10) cháy Câu 6. Khi pha nước giải khát có đá, theo em ta nên cho đá hay cho đường vào nước trước khi khuấy? Hướng dẫn giải Cần cho đường vào nước, khuấy cho tan hết đường rồi mới cho đá vào vì nhiệt độ càng thấp thì tốc độ hoà tan đường càng giảm Câu 7. Hãy viết các phương trình hoá học cho dãy chuyển hoá sau: Saccharose (1) glucose (2) ethyl alcohol (3) acetic acid (4) ethylacetate Hướng dẫn giải (1) C 12 H 22 O 11 + H 2 O oH,t C 6 H 12 O 6 + C 6 H 12 O 6 (2) C 6 H 12 O 6 enzyme 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 (3) C 2 H 5 OH + O 2 enzyme CH 3 COOH + H 2 O (4) CH 3 COOH + C 2 H 5 OH o H t    CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O Câu 8. Trình bày cách nhận biết hai chất rắn mất nhãn đựng trong hai lọ riêng biệt sau: glucose và saccharose. Hướng dẫn giải Trích mẫu thử, đánh số thứ tự, hoà tan hai mẫu thử vào nước ta được hai dung dịch. - Đun nhẹ hai dung dịch thu được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 + Dung dịch nào tạo kết tủa trắng sáng như gương thì dung dịch đó chứa glucose C 6 H 12 O 6 + Ag 2 O o3ddNH,t C 6 H 12 O 7 + 2Ag + Dung dịch không hiện tượng là saccharose. Câu 9 (SBT – KNTT). Một số vi khuẩn trong miệng có thể chuyển hoá saccharose thành acid. Theo em, ăn nhiều bánh kẹo hoặc thức ăn được tạo vị ngọt bằng saccharose mà không vệ sinh răng miệng đúng cách có tác động như thế nào đến sức khoẻ của răng? Hướng dẫn giải
Ăn nhiều bánh kẹo hoặc thức ăn được tạo vị ngọt bằng saccharose mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ gây tích tụ acid trên răng. Acid tấn công men răng, dần dần làm yếu và phá huỷ lớp bảo vệ này. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và các vấn đề nha khoa khác. Câu 10 (SBT – CD). Chọn các từ thích hợp (lipid, glucose, saccharose, fructose) để điền vào chỗ trong các câu sau: a)……….. tan tốt trong nước, là nguồn năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể người và động vật. b)………..tan tốt trong nước, có nhiều trong cây mía. Đó là chất dinh dưỡng được cơ thể người hấp thụ và chuyển hoá dễ dàng thành ………….và………….. c) Khi ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, kẹo có chứa …., có thể làm tăng nguy cơ béo phì và mắc bệnh tiểu đường. d) Mía, củ cải đường, thốt nốt có nhiều còn quả nho chín có nhiều Hướng dẫn giải a) Glucose b) Saccharose, glucose, fructose c)saccharose d) saccharose, glucose Câu 11 (SBT – CD). Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau SaccharoseGlucoseAg C2H5OH Hướng dẫn giải C 12 H 22 O 11 +H 2 O 0Enzymerhoaëcacid/t C 6 H 12 O 6 (glucose) + C 6 H 12 O 6 (fructose) C 6 H 12 O 6 Enzymer 2C 2 H 5 OH + 2CO 2 glucose ethylic alcohol C 6 H 12 O 6 +Ag 2 O o3DungdòchNH,t  C 6 H 12 O 7 + 2Ag Câu 12 (SBT – CTST). Người ta thường dùng glucose để tráng ruột phích (phích dùng để giữ nóng cho nước). Trung bình mỗi ruột phích có khối lượng bạc tráng lên là 0,756 g. Tính khối lượng glucose cần dùng để tráng một ruột phích, biết hiệu suất phản ứng tráng bạc chỉ đạt được 40%. Phích đựng nước nóng Ruột phích (bộ phận được tráng bạc) Hướng dẫn giải n Ag = 0,756 : 108 = 0,007 (mol) C 6 H 12 O 6 +Ag 2 O o3DungdòchNH,t  C 6 H 12 O 7 + 2Ag 0,0035  0,007 (mol)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.