Nội dung text 66. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Hóa Học - Chuyên KHTN Hà Nội (Lần 2).docx
Trang 4/5 – Mã đề 060 b) Khi phân hủy nổ, 1 gam PETN tạo ra lượng nhiệt nhiều hơn lượng nhiệt tạo ra khi đốt cháy 1 gam butane (biết 30% năng lượng nổ của PETN chuyển thành nhiệt, còn lại là sóng xung kích; đốt cháy 1 mol butane tỏa ra nhiệt lượng 2875 kJ) c) Để sản xuất 1 kg PETN từ pentaerythritol (C(CH 2 OH) 4 ) và HNO 3 đặc (H 2 SO 4 đặc xúc tác), hiệu suất 80% cần 0,538 kg alcohol. d) Thuốc tim Lentonitrat 7% chứa PETN và 7% sáp. Để sản xuất 100 gam thuốc Lentonitrat cần 7 gam PETN. Câu 22: Năm 1965, trong quá trình tổng hợp thuốc chống loét dạ dày, nhà hóa học James M. Schlatter (Mỹ) đã vô tình phát hiện một chất ngọt nhân tạo với tên thường gọi là "Aspartame" có cấu tạo như hình vẽ. Aspartame ngọt hơn khoảng 200 lần so với đường ăn thông thường (sucrose) và được sử dụng trong đồ uống và thực phẩm dành cho người ăn kiêng vì có ít calo hơn đường ăn thông thường. a. Aspartame là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng thời nhóm chức ester, amine, carboxylic acid và ketone. b. Trong dung dịch, a mol Aspartame có thể phản ứng tối đa với 2a mol NaOH. c. Công thức phân tử của Aspartame C 14 H 18 N 2 O 5 . d. Liên kết -CO-NH- trong phân tử Aspartame được gọi là liên kết peptide. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28. Câu 23: Thực hiện thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO 4 với điện cực graphite (than chì). Cho các nhận định sau: (1) Tại cathode xảy ra sự khử Cu 2+ trước, sau đó mới đến sự khử của nước. (2) Tại anode chỉ xảy ra sự oxi hóa của nước tạo khí hydrogen. (3) Sau điện phân, khối lượng cathode tăng lên. (4) Theo thời gian điện phân, pH của dung dịch giảm dần. (5) Khi vừa bắt đầu điện phân, cả hai điện cực đều có khí thoát ra. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên? Câu 24: Cho các polymer: (1) tơ tằm, (2) sợi bông, (3) sợi đay, (4) cellulose triacetate, (5) tinh bột. Có bao nhiêu polymer thiên nhiên trong số các polymer trên? Câu 25: Sodium hydrogencarbonate được dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày. Giả sử 1 viên thuốc này nặng 1 gam chứa 35% sodium hydrogencarbonate về khối lượng. Vậy để sản xuất được 2 triệu viên thuốc loại này cần bao nhiêu m³ CO 2 ở đkc. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Biết hiệu suất của phản ứng NaCl + NH 3 + CO 2 + H 2 O → NaHCO 3 + NH 4 Cl là 75%. Câu 26: Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L (ngưỡng cho phép). Phương pháp chuẩn độ iodine – thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorine trong thực phẩm theo phương trình: Cl 2 + 2KI → 2KCl + I 2 Sản phẩm I 2 tạo ra ở phản ứng trên được nhận biết bằng hồ tinh bột và bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình: I 2 + 2Na 2 S 2 O 3 → 2NaI + Na 2 S 4 O 6 Dựa vào thể tích dung dịch Na 2 S 2 O 3 phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu. Tiến hành chuẩn độ 100 ml dung dịch mẫu A bằng dung dịch Na 2 S 2 O 3 0,01M, thấy thể tích Na 2 S 2 O 3 trung bình sau 3 lần chuẩn độ là 2,8 mL. Vậy dư lượng chlorine có trong mẫu A bằng bao nhiêu mg/L? (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm) Câu 27: Cho sơ đồ phản ứng sau: Biết X, Y, Z, T là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau: