Nội dung text Bài 1. Bảo vệ dữ liệu trên máy tính.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHUYÊN ĐỀ 1: THỰC HÀNH BẢO VỆ DỮ LIỆU, CÀI ĐẶT VÀ GỠ BỎ PHẦN MỀM BÀI 1: BẢO VỆ DỮ LIỆU TRÊN MÁY TÍNH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được một số tình huống dẫn tới mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó. - Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ dữ liệu: sao lưu và khôi phục dữ liệu, phòng chống và diệt virus, nén và giải nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu. 2. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông: Nêu được một số tình huống dẫn tới mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và giải thích được tác hại của các sự cố đó. Thực hiện được một số biện pháp bảo vệ dữ liệu: sao lưu và khôi phục dữ liệu, phòng chống và diệt virus, nén và giải nén dữ liệu có sử dụng mật khẩu. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, năng động, chịu khó tìm hiểu, vận dụng: Tích cực học tập, nghiên cứu, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi. - Phòng thực hành, các máy tính có kết nối Internet, có sẵn các dịch vụ Google Drive,…
- SGK, SGV Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh Diều. 2. Đối với học sinh: - HS cả lớp: Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV; SGK Chuyên đề học tập Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh Diều. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được vai trò quan trọng của bảo vệ dữ liệu trên máy tính. b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu nhận xét về việc mất dữ liệu và phương án giải quyết vấn đề đó. c. Sản phẩm học tập: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5: Sau khi bạn Nam truy cập liên kết lạ trên Facebook, máy tính của Nam bị chạy chậm lại, thường xuyên bị treo, phải khởi động lại và sau đó xuất hiện thông báo “Không tìm thấy hệ điều hành”. Theo em, máy tính của Nam đã gặp sự cố gì và tại sao? Em hãy đề xuất một số phương án để đảm bảo an toàn dữ liệu cho máy tính của Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK. Gợi ý trả lời: * Máy tính của Nam có khả năng cao đã bị nhiễm virus hoặc mã độc từ liên kết lạ trên Facebook. * Nguyên nhân:
- Khi Nam truy cập liên kết lạ, virus hoặc mã độc có thể đã được tải xuống và cài đặt tự động trên máy tính của anh ấy mà không hay biết. - Virus và mã độc có thể làm hỏng hệ thống, khiến máy tính chạy chậm, thường xuyên bị treo và thậm chí là không thể khởi động được. - Thông báo "Không tìm thấy hệ điều hành" xuất hiện là do virus hoặc mã độc đã phá hỏng hoặc xóa mất hệ điều hành của máy tính. * Phương án để đảm bảo an toàn dữ liệu: 1. Ngắt kết nối Internet. 2. Khởi động máy tính vào chế độ an toàn. 3. Sử dụng phần mềm diệt virus. 4. Sao lưu dữ liệu. 5. Cài đặt lại hệ điều hành. - HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Dữ liệu trên máy tính không chỉ là thông tin, mà còn là tài sản quý giá mà chúng ta cần bảo vệ và giữ an toàn. Trước những nguy cơ từ các phần mềm độc hại, virus hoặc thậm chí là những liên kết không an toàn trên Internet, việc bảo vệ dữ liệu trở thành một trách nhiệm không thể phớt lờ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu những biện pháp và phương án hiệu quả để đảm bảo an toàn cho dữ liệu trên máy tính của chúng ta, giúp chúng ta tránh khỏi những hậu quả không mong muốn và tiếp tục sử dụng máy tính một cách an toàn và hiệu quả thông qua bài hôm nay Bài 1: Quản lí dự án và phần mềm quản lí dự án. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu một số tình huống gây mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và tác hại của các sự cố đó. a. Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể gây mất, hỏng tệp dữ liệu và những tác hại của chúng.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Một số tình huống gây mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và tác hại của các sự cố đó, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Trình bày được một số tình huống có thể gây mất, hỏng tệp dữ liệu và những tác hại của chúng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS thảo luận theo bàn, đọc và tìm hiểu nội dung mục 1, phần a SGK- tr.5-7 để trả lời cho Hoạt động 1: 1) Hãy nêu một số tình huống có thể dẫn đến mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính. 2) Hãy giải thích một số tác hại của sự cố mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung phần a, mục 1 SGK tr.5 sau đó trao đổi, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 1. Một số tình huống gây mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu và tác hại của các sự cố đó a) Một số tình huống dẫn đến mất dữ liệu, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính - Các tình huống mất, hỏng tệp dữ liệu trên máy tính thường đến từ Phần cứng và Phần mềm. * Một số tình huống dẫn đến từ nguyên nhân phần cứng - Sử dụng máy tính không an toàn (cắm sai nguồn điện, để máy tính nơi ẩm thấp,…) sẽ gây ra chập điện làm hỏng ổ cứng và mất dữ liệu. - Máy tính không được tắt đúng cách (do nguyên nhân chủ quan hay khách quan) gây mất điện đột ngột, làm mất dữ liệu. * Một số tình huống đến từ nguyên nhân phần mềm: Các lỗi phần mềm gây mất, hỏng dữ liệu chủ yếu do virus gây ra. Một số trường hợp điển hình virus xâm nhập vào máy tính.