PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT (File HS).docx

CHUYÊN ĐỀ 1. PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy chọn mỗi khái niệm ở cột A sao cho phù hợp với một câu tương ứng ở cột B Cột A Cột B 1. Hợp chất 2. Nguyên tử 3. Nguyên tố hoá học 4. Khối lượng nguyên tử 5. Khối lượng phân tử 6. Đơn chất 7. Hỗn hợp a. tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân b. tập hợp nhiều chất trộn lẫn c. hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. d. những chất tạo nên từ hai nguyên tố hoá học trở lên. e. khối lượng của phân tử tính bằng amu g. những chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. h. khối lượng của nguyên tử được tính bằng amu Câu 2. Dựa vào mô hình tượng trưng mẫu khí oxygen, khí hydrogen, nước và muối ăn dưới đây hãy liệt kê nguyên tử và số lượng nguyên tử tạo nên một hạt hợp thành (phân tử) mỗi chất. Oxygen Hydrogen Nước Muối ăn KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Phân tử ♦ Định nghĩa: Phân tử là hạt đại điện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. ♦ Khối lượng phân tử (KLPT) bằng tổng khối lượng của các nguyên tử trong phân tử chất đó. Đơn vị của khối lượng phân tử là amu. II. Đơn chất và hợp chất Đơn chất Hợp chất Định nghĩa - Được tạo nên từ một nguyên tố. - Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố, trừ một số nguyên tố tạo ra hai hay nhiều đơn chất (dạng thù hình). - Được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố. Phân loại - Kim loại: Có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt, …: Na, K, Mg, … - Phi kim: Không có tính chất như kim loại (trừ than chì dẫn điện) C, S, O 2 , … - Khí hiếm: He, Ne, Ar, … - Hợp chất vô cơ: CO 2 , H 2 O, NaCl, … - Hợp chất hữu cơ: CH 4 , C 2 H 5 OH,…
1Na + 1Cl Câu 3. [CD - SBT] Nêu các ví dụ về phân tử được tạo thành từ: (a) Hai nguyên tử của cùng một nguyên tố. (b) Hai nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau. (c) Ba nguyên tử của hai nguyên tố khác nhau. Vẽ mô hình phân tử để minh họa cho mỗi ví dụ trên. Câu 4. [KNTT - SBT] Trong các hình vẽ dưới đây, mỗi hình vuông biểu diễn một chiếc hộp chứa; mỗi vòng tròn biểu diễn một nguyên tử, các vòng trong màu đỏ, xanh lam nhạt và trắng biểu diễn các nguyên tử của các nguyên tố hóa học khác nhau. Hãy ghép mỗi hình trên với một mô tả dưới đây cho phù hợp. Mỗi hình chỉ được sử dụng 1 lần. (1) Đơn chất tinh khiết – chỉ chứa một loại nguyên tử. (2) Hỗn hợp 2 đơn chất – có hai loại nguyên tử không liên kết với nhau. (3) Hợp chất tinh khiết – chỉ chứa một loại phân tử. (4) Hỗn hợp 2 hợp chất – có hai loại phân tử trong hộp. (5) Hỗn hợp gồm 1 đơn chất và 1 hợp chất. Câu 5. [KNTT - SBT] Đánh dấu (x) vào ô thích hợp để hoàn thiện bảng sau về sự phân loại một số chất. Chất Chất nguyên chất Hỗn hợp Đơn chất Hợp chất Sắt X Đường ăn + Nước cất Nước cam Nước biển Không khí trong quả bóng bay Nhôm Nước cất Câu 6. [CTST - SBT] Có các hình mô phỏng các chất sau:
(1) (2) (3) (4) (5) (a) Em hãy cho biết hình nào mô phỏng cho đơn chất? hình nào mô phỏng cho hợp chất? (b) Tính khối lượng phân tử trong các trường hợp trên. Câu 7. [CTST - SGK] Quan sát hình mô phỏng các phân tử sau, cho biết chất nào là đơn chất? chất nào là hợp chất? Tính khối lượng phân tử của các chất. Câu 8. Các cách viết: 2C, 5O, 3Ca, 2O 2 , 3H 2 O, 2CaCO 3 lần lượt chỉ ý gì? Câu 9. Trong số các chất dưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Hãy tính khối lượng phân tử của chúng. (a) Khí ozone có phân tử gồm 3 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. (b) Phosphoric acid có phân tử gồm 3 nguyên tử hydrogen, 1 nguyên tử phosphorus, 4 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. (c) Chất sodium carbonate (soda) có phân tử gồm 2 nguyên tử sodium, 1 nguyên tử carbon và 3 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. (d) Khí fluorine có phân tử gồm 2 nguyên tử fluorine liên kết với nhau. (e) Ethanol (cồn) có phân tử gồm 2 nguyên tử carbon, 6 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. (g) Đường sucrose có phân tử gồm 12 nguyên tử carbon, 22 nguyên tử hydrogen và 11 nguyên tử oxygen liên kết với nhau. Câu 10. [CTST - SGK] Baking soda là một loại muối được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp hóa chất. Quan sát hình mô phỏng phân tử baking soda và cho biết: (a) Baking soda là phân tử đơn chất hay phân tử hợp chất? (b) Baking soda có mấy nguyên tử X? hãy xác định khối lượng nguyên tử X và cho biết X là nguyên tố nào? Biết rằng baking soda có khối lượng phân tử bằng 84 amu. Câu 11. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử O và nặng hơn phân tử hydrogen 31 lần. (a) Tính khối lượng phân tử của hợp chất. (b) Tính khối lượng nguyên tử của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
Câu 12. Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử N liên kết với 5 nguyên tử X và nặng hơn phân tử khí oxygen 3,375 lần. (a) Tính khối lượng phân tử của hợp chất. (b) Tính khối lượng nguyên tử của X, cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X. Câu 13. [CTST - SBT] Em hãy liệt kê một số phân tử chính có trong không khí. Tính khối lượng phân tử của chúng. Câu 14. [CTST - SBT] Vì sao phải dùng “muối i-ốt” thay cho muối ăn thông thường? Ngoài hợp chất sodium chloride, trong “muối i-ốt” còn có chứa phân tử gì? Em hãy tính khối lượng phân tử của phân tử đó. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 15. [KNTT - SBT] Cho các cụm từ sau: nguyên tử đơn chất không thể nguyên tố hóa học hóa học hợp chất vật lí Chọn một trong các cụm từ cho ở trên điền vào chỗ trống để hoàn thiện các câu sau (chú ý: một từ có thể sử dụng nhiều lần hoặc không sử dụng). (a) Đơn chất là chất chỉ chứa một loại (1) …………………….. (b) Một đơn chất (2) ………………. bị phân chia thành các đơn chất khác nữa. (c) Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều (3) ……………………. khác nhau. Các nguyên tử trong hợp chất liên kết (4) ………………… với nhau. (d) Không thể phân tách hợp chất thành các đơn chất tạo nên chúng, hoặc phân tách thành các hợp chất khác bằng các phương pháp (5) …………………… Tính chất của các hợp chất thường khác với tính chất của các đơn chất tạo nên chúng. Câu 16. [CD - SBT] Quan sát hình 4, chọn từ/ cụm từ hoặc tỉ số thích hợp dưới đây để điền vào chỗ ….. trong đoạn thông tin ở dưới: nguyên tố, đường thẳng, 1 : 1, 1 : 2, 1 : 3, gấp khúc, nguyên tử Nước Carbon dioxide Phân tử nước và phân tử carbon dioxide giống nhau ở chỗ đều gồm ba …(1)… thuộc hai …(2)… liên kết với nhau theo tỉ lệ …(3)… Hình dạng của hai phân tử này là khác nhau, phân tử nước có dạng …(4)…, phân tử carbon dioxide có dạng …(5)… Câu 17. [CD - SBT] Các chữ cái trong bảng chữ cái có thể được ghép với nhau để tạo thành các từ, các từ được ghép với nhau thành đoạn văn. Quan hệ giữa nguyên tố, hợp chất, hỗn hợp cũng tương tự như cách trên. Hãy xem xét điểm tương đồng và quyết định lựa chọn (chữ cái, từ hoặc đoạn văn) để điền vào chỗ ….. trong các nội dung dưới đây: a) Một hợp chất tương ứng với một …..

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.