PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BAI TAP HOA 6 (3 bo).docx

PHẦN I: BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHỦ ĐỀ 1: CHẤT QUANH TA Câu 1: Xung quanh ta có nhiều chất khác nhau. Mỗi chất có những tính chất đặc trưng nào để phân biệt chất này với chất khác? GIẢI Mỗi chất có những tính chất đặc trưng riêng, để phân biệt chất này với chất khác ta dựa vào: +) Tính chất vật lý: trạng thái (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tan hay không tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ... +) Tính chất hóa học: là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Câu 2: 1) Quan sát hình 1.1, cho biết đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật không sống và vật sống. 2) Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết. GIẢI 1) Vật thể tự nhiên: núi đá vôi, con sư tử, mủ cao su.     Vật thể nhân tạo: bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có gas.     Vật không sống: núi đá vôi, mủ cao su, bánh mì, cầu Long Biên, nước ngọt có ga.     Vật sống: con sư tử 2) Ví dụ:  Trong thân cây mía có: đường, nước, xenlulozơ Trong cơ thể con người có: nước, chất đạm, chất đường bột, chất béo, ... Câu 3:
1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí? 2) Nhận xét nào sau đây nói về tính chất hóa học của sắt? a) Đinh sắt cứng, màu trắng xám, bị nam châm hút. b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. 3) Tìm hiểu một số tính chất của đường và muối ăn Chuẩn bị: đường, muối ăn, nước, 2 cốc thủy tinh, 2 bát sứ, đèn cồn. Tiến hành: Quan sát màu sắc, thể (rắn, lỏng hay khí) của muối ăn và đường trong các lọ đựng muối ăn và đường tương ứng. Lần lượt cho muối ăn, đường vào nước, khuấy đều và quan sát. Lần lượt cho 5 gam đường và 5 gam muối ăn vào hai bát sứ. Đun nóng hai bát. Khi bát đựng muối có tiếng nổ lách tách thì ngừng đun. Quan sát hiện tượng và trả lời câu hỏi: GIẢI 1) Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa. 2) Nhận xét nói về tính chất hóa học của sắt: b) Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp. 3) * Đường: màu trắng, có vị ngọt, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước.    Muối: màu vàng, có vị mặn, không mùi, thể rắn và có tính tan tốt trong nước. * Đun nóng đường, có khói bốc lên, đường hóa đen là tính chất hóa học Câu 4: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất? GIẢI Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, ... Câu 5: 1) Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết 2) Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không? 3) TÌm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí. 4) Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí? 5) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng? 6) Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn GIẢI
1) Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, ...     Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, ...     Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, ... 2) Có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định. Ví dụ như làm đông lạnh nước ta được nước đá có hình dạng cụ thể. 3) Chất rắn có hình dạng riêng; chất lỏng và chất khí không có hình dạng nhất định.     Chất rắn không nén được, chất khí có khả năng nén tốt hơn chất lỏng. 4) Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng. 5) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía  6) Khi nước đóng thành băng, nó cứng và sẽ nổi lên trên mặt nước do đó ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Câu 6: 1) Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường. 2) Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao? 3) Quan sát hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b). 4) Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ. 5) So sánh điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi. GIẢI 1) Chất lỏng ở nhiệt độ thường là thủy ngân 2) Khi để cục đá ở nhiệt độ phòng, cục đá sẽ dần dần tan chảy thành nước. 3) Khi chuyển sang mùa hè, nước chảy rất mạnh     Khi chuyển sang mùa đông, nước bị đóng băng. 4) Giống nhau: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.     Khác nhau: + Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí
+ Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng 5) Điểm giống nhau: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.     Điểm khác nhau : + Sự bay hơi : chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào. Xảy ra chậm, khó quan sát. + Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng. Xảy ra nhanh, dễ quan sát. Câu 7: Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng? GIẢI Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí. Câu 8: Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất. GIẢI Oxygen đều có trong không khí, trong nước, trong đất. Vì dù sống trên mặt đất hay nước, hay không khí, mọi động thực vật cần oxygen để tồn tại. Và trong không khí, trong nước và trong đất có rất nhiều động vật sinh sống và phát triển. Trong không khí có: côn trùng, chim, ...; trong nước có các loài cá, rùa, ếch, ...; trong đất có: giun, ấu trùng, ... các sinh vật đó cho thấy ở cả không khí, nước, đất đều có oxygen. Câu 9: 1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào? 2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn. 3) Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất. a) Em có nhìn thấy oxygen không? b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước hay không? 4) Liệt kê các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết. 5) Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy. GIẢI 1) Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí. 2) Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -89∘C, khi đó oxygen ở thể khí. 3) a) Ta không nhìn thấy khí oxygen. b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước. 4) Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất: - Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,... - Sử dụng làm chất oxy hóa

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.