PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 47. Đề thi thử bám sát cấu trúc đề minh họa TN THPT 2024 - Môn Ngữ Văn - Đề 47 - File word có lời giải.docx

1 ĐỀ THI THỬ BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA ĐỀ 47 (Đề thi có … trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)         Đọc đoạn trích sau: Ở trên mạng bạn có thể nói/ viết bằng thứ ngôn ngữ do bạn lựa chọn, không quan tâm có phải/ có đúng là tiếng Việt "chính thống" hay là thứ ngôn ngữ "làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt", chỉ cần được là chính mình trong/ tại thời điểm đó. Dù viết gì và viết thế nào, những gì bạn viết trên mạng chắc chắn là một phần con người bạn. Và cũng như trong cuộc sống, những status và comment, những note và entry của bạn cũng phải chịu sự va đập của thế giới mạng. Bạn "ném" ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó. Thật đấy! Thế giới mạng rất "tinh tướng", không phải cứ đạo mạo lên mặt dạy đời chê bai tất cả thì "mạng" sẽ vì nể, hay bỗ bã tếu táo thậm chí 'chửi" như hát hay thì "mạng" sẽ coi thường xa lánh. Và cũng như trong đời sống, cái gì cũng có giới hạn của nó. Để nhận ra được cái giới hạn này, ở trên mạng hay ngoài đời, đều không dễ. Quá đi một chút, từ bỗ bã tếu táo trở nên đanh đá hỗn hào, từ nhận xét khen chê sẽ thành tâng bốc hay mạt sát... Sự tương tác tức thời và "không biên giới" của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng thời là một sức mạnh có thể "hủy diệt" một cá nhân chỉ trong chốc lát. Thế giới mạng như một tấm gương của cuộc sống, chỉ có điều cần lưu ý, nó là tấm gương phóng đại nhiều lần những tốt đẹp hay xấu xa của mỗi con người, của một xã hội. Nhưng cái làm cho con người cần đến "mạng" chính là khả năng chia sẻ và cộng hưởng nhiều lần, từ những mối quan hệ "ảo" ở trên mạng ta có thể sẽ tìm thấy những người bạn thật sự. Tình bạn trên mạng cũng phải chịu sự thử thách va đập, có khi còn hơn ở ngoài đời. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi qua một thời gian, có người bạn "thật" lại trở thành "ảo", mối quan hệ tưởng bền chặt bỗng hóa như mưa bóng mây...  (Trích Thế giới mạng & tôi, Nguyễn Thị Hậu, NXB Văn học - Công ti cổ phần Sách Thái Hà, Hà Nội, 2014, tr. 17, 18) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, tình bạn trên mạng cũng phải chịu điều gì? vì vậy, đừng ngạc nhiên về điều gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu văn: Sự tương tác tức thời và "không biên giới" của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng thời là một sức mạnh có thể "hủy diệt" một cá nhân chỉ trong chốc lát. Câu 4. Từ quan điểm Bạn "ném" ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó của tác giả trong đoạn trích, anh/chị hãy rút ra bài học cho bản thân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)  Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về những giải pháp để sử dụng không gian mạng hiệu quả. Câu 2. (5,0 điểm) Trong nhà thống lí đã bày năm cái bàn đèn. Khói thuốc phiện tuôn ra các lỗ cửa sổ tun hút xanh như khói bếp. Cả những người chức việc bên làng A Phủ cũng tới. Nhưng chỉ bọn con trai làng ấy phải ngồi khoanh tay cạnh A Phủ vì họ bị gọi sang hầu kiện, còn bọn chức việc thì nằm dài cả bên khay đèn. Suốt từ trưa cho tới hết đêm, mấy chục người hút. Trên nhất là thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra hút xong một lượt năm điếu, đến người khác hút, lại người khác hút, cứ thế lần lượt xuống tới bọn đi gọi người về dự kiện. Chỉ có đàn bà ngồi trong buồng hoặc đi lại bên ngoài dòm ngó đám xử kiện và A Phủ quỳ chịu tội ở xó nhà, là không được dự tiệc hút ấy. Lúc một loạt người vừa hút xong, Pá Tra ngồi dậy, vuốt ngược cái đầu trọc dài, kéo đuôi tóc ra đằng trước, cất giọng lè nhè gọi: – Thằng A Phủ ra đây.
2 A Phủ ra quỳ giữa nhà. Lập tức, bọn trai làng xô đến, trước nhất, chắp tay lạy lia lịa tên thống lí Pá Tra rồi quay lại đánh A Phủ. A Phủ quỳ chịu đòn, chỉ im như cái tượng đá. Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại bị người xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, môi và đuôi mắt giập chảy máu. Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong một lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn qua các lỗ cửa sổ. Rồi Pá Tra lại ngóc cổ lên, vuốt tóc, gọi A Phủ... Cứ như thế, suốt chiều, suốt đêm, càng hút, càng tỉnh, càng đánh, càng chửi, càng hút.[...] Thống lí Pá Tra mở tráp, lấy ra một trăm đồng bạc hoa xoè bày lên mặt tráp, rồi nói: - Thằng A Phủ đánh người thì làng xử mày phải nộp vạ cho người phải mày đánh là hai mươi đồng, nộp cho thống quán năm đồng, mỗi xéo phải hai đồng, mỗi người đi gọi các quan làng về hầu kiện năm hào. Mày phải mất tiền mời các quan hút thuốc từ hôm qua tới nay. Lại mất con lợn hai mươi cân, chốc nữa mổ để các quan làng ăn vạ mày. A Phủ, mày đánh con quan làng, đáng nhẽ làng xử mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng. Mày không có trăm bạc thì tao cho mày vay để mày ở nợ. Bao giờ có tiền giả thì tạo cho mày về, chưa có tiền giả thì tạo bắt mày ở làm con trâu, con ngựa cho nhà tao. Đời mày, đời con, đời cháu mày tao cũng bắt thế, bao giờ hết nợ tạo mới thôi. A Phủ! Lại đây nhận tiền quan cho vay. A Phủ lê hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù. A Phủ cúi sờ lên đồng bạc trên tráp, trong khi Pá Tra đốt hương, lầm rầm khấn gọi ma về nhận mặt người vay nợ. Pá Tra khấn xong, A Phủ cũng nhặt xong bạc, nhưng nhặt xong lại để ngay cả xuống mặt tráp. Rồi Pá Tra lại trút cả bạc vào trong tráp. (Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.10, 11, 12) Phân tích cảnh xử kiện trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cái nhìn về con người của nhà văn Tô Hoài  ------------Hết --------------
3 MA TRẬN TT Kĩ năng Mức độ nhận thức Tổng % Tổng điểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Tỉ lệ (%) Thời gian (phút) Số câu hỏi Thời gian (phút) 1 Đọc hiểu 15 10 10 5 5 5 0 0 04 20 30 2 Viết đoạn văn nghị luận xã hội 5 5 5 5 5 5 5 10 01 25 20 3 Viết bài nghị luận văn học 20 10 15 10 10 20 5 35 01 75 50 Tổng 40 25 30 20 20 30 10 45 06 120 100 Tỉ lệ % 40 30 20 10 100 Tỉ lệ chung 70 30 100 Lưu ý: - Tất cả các câu hỏi trong đề kiểm tra là câu hỏi tự luận. - Cách tính điểm của mỗi câu hỏi được quy định chi tiết trong Đáp án và hướng dẫn chấm.
4 HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT   Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1  Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,75 2 Theo tác giả, tình bạn trên mạng cũng phải chịu sự thử thách va đập, có khi còn hơn ở ngoài đời. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi qua một thời gian, có người bạn "thật" lại trở thành "ảo", mối quan hệ tưởng bền chặt bỗng hóa như mưa bóng mây... 0,75 3 Nội dung câu văn: Sự tương tác tức thời và "không biên giới" của thế giới mạng có sức quyến rũ mê hoặc ghê gớm đồng thời là một sức mạnh có thể "hủy diệt" một cá nhân chỉ trong chốc lát. có thể hiểu: - Sự tương tác trên mạng không quy định giới hạn về không gian, thời gian tuổi tác, trình độ văn hóa, đó là những bình luận tức thời nảy sinh tại một thời điểm đôi khi chẳng cần suy nghĩ kĩ càng cũng có thể thốt ra nhưng những tương tác đó lại rất lôi cuốn và có tác động mạnh mẽ đến con người, thậm chí nó có thể khiến con người mất tất cả chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. - Đây là cách nhìn nhận đúng đắn về mặt trái của thế giới mạng tác giả muốn chia sẻ đến người đọc. 1,0 4 Từ suy nghĩ của tác giả, thí sinh rút ra bài học phù hợp. Chẳng hạn:  - Suy nghĩ của tác giả: Thế giới mạng và người sử dụng có mối liên quan rất mật thiết với nhau, bằng chứng là khi bạn “Bạn "ném" ra cái gì thì thế giới mạng sẽ trả lại bạn cái đó”. - Bài học: Thế giới mạng có sức ảnh hưởng lớn đến người sử dụng. Nếu bạn không muốn mình trở thành kẻ bị thế giới mạng “hủy diệt” thì hãy sử dụng nó một cách tỉnh táo. 0,5 II LÀM VĂN 7,0 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những giải pháp để sử dụng không gian mạng hiệu quả. 2,0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn    Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận    Những giải pháp để sử dụng không gian mạng hiệu quả. 0,25 c. Triển khai vấn đề nghị luận    Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ những giải pháp để sử dụng không gian mạng hiệu quả. Có thể theo hướng: - Xác định mục tiêu lành mạnh hóa truyền thông xã hội, xem không gian mạng là nơi chia sẻ thông tin hữu ích, là nơi giải trí, giao lưu, kết nối các mối quan hệ xã hội... không phải là nơi để mạt sát, chê bai, làm ảnh hưởng nhân phẩm và danh dự người khác. - Khi sử dụng mạng xã hội, cần tuân thủ các quy định của Đảng, Nhà nước, pháp luật liên quan đến việc sử dụng Internet, mạng xã hội như: Luật An ninh 1,0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.