PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text De so 4.docx

DỰ ÁN LÀM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 12 NĂM HỌC: 2024 – 2025 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 khi kết thúc nội dung: chương 8 - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả lời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: Chủ đề Nội dung/ Đơn vị kiến thức THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC HÓA HỌC Tổng số câu/ý hỏi Tổng điểm (%) Nhận thức hóa học (18 câu = 18 ý ; 4,5 điểm) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học (4 câu = 16 ý ; 4 điểm) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (6 câu = 6 ý; 1,5 điểm) Biết (13 câu) Hiểu (1 câu) Vận dụng (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (7 ý) Vận dụng (6 ý) Hiểu (4 câu) Vận dụng (2 câu) Đại cương về kim loại Bài 14. Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại. Tính chất kim loại (4 tiết) 1 1 1 1,0 Bài 15. Các phương 3 1 1 2 0,75

Ghi chú: Thầy cô giáo vui lòng điền đầy đủ Họ và tên + Số điện thoại vào bảng sau Họ và Tên Giáo Viên Số Điện Thoại & Zalo Ghi chú Giáo viên soạn: Phạm Thị Thanh Dung 0905550344 Giáo viên phản biện: Dương Thị Thu Trinh 0355004716 2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 45 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: (hiểu) Một học sinh chuẩn bị thí nghiệm: Zn dạng viên và dạng bột; Ống nghiệm (I) và (II) đều chứa 3 mL dung dịch H 2 SO 4 0,5M đủ để hoà tan lượng Zn sẽ cho vào; Dung dịch MgSO 4 và dung dịch CuSO 4 . Phán đoán nào sau đây của học sinh là đúng? A. Nếu Zn tan trong dung dịch H 2 SO 4 0,5M thì sẽ tạo ra khí SO 2. B. Nếu cho bột Zn vào (I) đồng thời cho viên Zn có cùng khối lượng vào (II) thì cho đến khi kết thúc phản ứng lượng khí thoát ra ở (I) nhiều hơn ở (II). C. Nếu cho viên Zn vào (I) đồng thời cho viên Zn có cùng khối lượng vào (II) rồi thêm tiếp vài mL dung dịch H 2 SO 4 0,5M vào (II) thì tốc độ hoà tan kim loại ở ống nghiệm này sẽ nhanh hơn. D. Nếu cho viên Zn và vài giọt dung dịch MgSO 4 vào (I), cho viên Zn và vài giọt dung dịch CuSO 4 vào (II) thì sự ăn mòn điện hoá chỉ xảy ra ở (II). Câu 2: (biết) Nhờ tính chất vật lí nào sau đây mà người ta có thể uốn cong được kim loại? A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện. C. Tính dẫn nhiệt. D. Tính ánh kim. Câu 3: (biết) Phương pháp điều chế NaOH trong công nghiệp là A. Cho kim loại Na tác dụng với nước. B. Cho Na 2 O tác dụng với nước. C. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà có màng ngăn. D. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn. Câu 4: (biết) Cho một miếng Cu vào ống nghiệm, sau đó nhỏ thêm 2 mL dung dịch H 2 SO 4 10%. Hiện tượng quan sát được là A. dung dịch chuyển sang màu xanh lam. B. có bọt khí không màu thoát ra. C. dung dịch chuyển sang màu vàng. D. miếng Cu không tan. Câu 5: (biết) Số phối tử trong phức chất Cu[(NH 3 ) 4 (H 2 O) 2 ](OH) 2 bằng bao nhiêu? A. 4. B. 6. C. 2. D. 8. Câu 6: (biết) Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thu gom các rác thải kim loại như vỏ lon bia, sắt thép phế liệu. Mục đích chính của việc
thu gom này là để A. tái chế kim loại. B. đem đốt, tiêu huỷ C. làm đồ chơi. D. làm nhiên liệu. Câu 7: (biết) Trong tự nhiên, Sodium có nhiều trong quặng nào sau đây? A. Halite. B. Bauxite. C. Dolomite. D. Phosphorite. Câu 8: (biết) Cho lần lượt các kim loại Be, Mg, Ca và Ba vào nước. Kim loại phản ứng nhanh với nước ở nhiệt độ thường là A. Mg và Ca. B. Ca và Ba. C. Mg và Ba. D. Be và Mg. Câu 9: (biết) Nước cứng có rất nhiều tác hại đối với đời sống và sản xuất như làm tắc đường ống dẫn nước, giảm tác dụng giặt rửa của xà phòng…Để làm mềm một loại nước cứng vĩnh cửu bằng phương pháp kết tủa, ta dùng hoá chất nào sau đây? A. Na 2 CO 3 . B. NaCl. C. NaNO 3 . D. CaCl 2 . Câu 10: (biết) Trong ion phức chất [Co(NH 3 ) 6 ] 3+ , nguyên tử trung tâm là A. Co 3+ . B. N. C. H. D. NH 3 . Câu 11: (biết) Nhiều thiết bị, đồ dùng phục vụ cho đời sống và sản xuất được làm từ hợp kim. Hợp kim là A. vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim. B. hỗn hợp đồng nhất của hai hay nhiều kim loại hoặc kim loại và phi kim. C. hợp chất của một kim loại với một phi kim. D. hỗn hợp kim loại và hợp chất của chúng. Câu 12: (biết) NaHCO 3 được sử dụng là phụ gia thực phẩm với tên gọi baking soda, có kí hiệu là E500(ii) dùng làm chất điều chỉnh độ chua trong sốt cà chua, nước ép hoa quả… Khi đó, NaHCO 3 sẽ tác dụng với H⁺ để làm giảm nồng độ H⁺. Vai trò của NaHCO 3 trong phản ứng đó là A. acid. B. chất oxi hoá. C. chất khử. D. base. Câu 13: (vận dụng) Người ta tách kim loại Ag bằng phương pháp cyanide: Nghiền nhỏ quặng silver sulfide (chứa Ag 2 S, Ag) rồi hoà tan bằng dung dịch NaCN, lọc lấy phần dung dịch chứa phức Na[Ag(CN) 2 ]. Sau đó dùng Zn (dư) để khử ion Ag + trong phức thu được dung dịch chứa Na 2 [Zn(CN) 4 ) và chất rắn chứa Ag và Zn. Cuối cùng dùng dung dịch H 2 SO 4 (loãng, dư) để hoà tan Zn dư và thu được Ag. Nếu sử dụng 1,50 kg Zn thì sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,52 gam chất rắn gồm Ag và Zn dư. Hỏi lượng Ag thu được trong quá trình này là bao nhiêu kg? A. 2,75. B. 4,32. C. 2,16. D. 3,24. Câu 14: (vận dụng) Độ tan của Ca(OH) 2 ở 20 °C là 0,173 g/100 g nước. Biết khối lượng riêng của dung dịch Ca(OH) 2 bão hoà ở 20 °C là 1g/mL. Nồng độ mol của ion Ca 2+ trong dung dịch bão hoà Ca(OH) 2 ở 20 °C có giá trị gần đúng là

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.