PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 7. CHUYÊN ĐỀ HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN.docx

CHỦ ĐỀ ĐIỆN CHUYÊN ĐỀ HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN A. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. - Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại điện tích. - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. B. ÔN TẬP KIẾN THỨC I. Sự nhiễm điện do cọ xát 1. Thế nào là vật nhiễm điện Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút các vật nhẹ khác như cọng rơm, vỏ chấu, vụ giấy, vụn thủy tinh,… hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.     VD: Thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn Các đám mây nhiễm điệm (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời. 2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?     Một vật có thể bị nhiễm điện bằng nhiều cách khác nhau, trong đó đơn giản nhất là sự nhiễm điện do cọ xát. Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. Các vật sau khi bị cọ xát có thể hút hoặc đẩy nhau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.
3. Nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện khi cọ xát Dựa vào cấu tạo nguyên tử khi bình thường trung hòa về điện các nhà khoa học giải thích:     Mọi vật được cấu tạo từ các nguyên tử rất nhỏ, mỗi nguyên tử lại được cấu tạo từ những hạt nhỏ hơn.     - Ở tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương (+).    - Chuyển động xung quanh hạt nhân là các electron mang điện tích âm (-) tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.     - Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện.     - Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác trong cùng một vật hay từ vật này sang vật khác. Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật này nhiễm điện.
4. Một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát - Hiện tượng nhiễm điện do cởi áo len. - Hiện tượng nhiễm điện ở bóng bay. II. Hai loại điện tích 1. Hai loại điện tích Khi nhiễm điện vật có thể hút hoặc đẩy nhau. Sau quá trình nghiên cứu các nhà khoa học nhận thấy có 2 loại điện tích khác nhau khi làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. https://www.youtube.com/watch?v=yd90o10QgsY Dựa vào nguyên nhân các vật có thể bị nhiễm điện do cọ xát các nhà khoa học quy ước         + Vật nhiễm điện dương được gọi là vật mang điện tích dương (+).         + Vật nhiễm điện âm được gọi là vật mang điện tích âm (-)
    Chú ý: Quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). 2. Tương tác giữa hai loại điện tích     - Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.     - Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.