Nội dung text KNTT_K11_Bài 7_Đạo đức kinh doanh (67 CÂU).pdf
Trang 1/7 - Mã đề thi ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Câu 1: Đối với chủ thể sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh biểu hiện tập trung nhất ở đức tính nào dưới đây? A. Tính thật thà. B. Tính trung thực. C. Tính quyết đoán. D. Tính kiên trì. Câu 2: Đạo đức kinh doanh là đạo đức được vận dụng vào A. hoạt động văn hóa – xã hội. B. hoạt động sản xuất – kinh doanh. C. hoạt động sáng tạo nghệ thuật. D. hoạt động tiêu dùng sản phẩm. Câu 3: Đối với Nhà nước và xã hội, đạo đức kinh doanh của chủ thể sản xuất kinh doanh không biểu hiện ở hành vi, việc làm nào dưới đây? A. Tuân thủ quy định của pháp luật. B. Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. C. Không sản xuất hàng quốc cấm. D. Sử dụng các thủ đoạn phi pháp. Câu 4: Trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào góp phần hình thành nên đạo đức kinh doanh của các chủ thể? A. Nhanh nhẹn, quyết đoán trong mọi trường hợp. B. Tính trung thực và tôn trọng con người. C. Linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. D. Nắm bắt kịp thời tâm lí khách hàng. Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm đạo đức kinh doanh? A. Xả thải chưa xử lí ra môi trường. B. Trả lương đúng hạn cho nhân viên. C. Quảng cáo sai sự thật về hàng hoá. D. Khai thác trái phép tài nguyên. Câu 6: Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, đạo đức kinh doanh cần thiết trong hoạt động nào dưới đây của lãnh đạo doanh nghiệp? A. Quản lí doanh nghiệp. B. Bảo trợ truyền thông. C. Làm công tác xã hội. D. Bảo lãnh ngân hàng. Câu 7: Đạo đức kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải có trách nhiệm với A. đối tác. B. khách hàng. C. người tiêu dùng. D. bạn bè. Câu 8: Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nguyên tắc nào dưới đây? A. Tôn trọng bản thân mình. B. Tôn trọng con người. C. Tôn trọng lợi ích nhóm. D. Tôn trọng lợi ích của bản thân. Câu 9: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó phải có A. chữ tín B. nhiều tiền. C. cổ phiếu. D. địa vị. Câu 10: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính A. nóng nảy B. trung thực. C. cương quyết. D. nhân nhượng. Câu 11: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là các chủ thể đó luôn luôn rèn luyện cho mình đức tính A. nhân nhượng. B. trách nhiệm. C. vô tư. D. tư lợi Câu 12: Khi nói về đạo đức kinh doanh của một chủ thể nào đó, người ta không đề cập đến phẩm chất nào dưới đây? A. Cần cù. B. Trách nhiệm. C. Trung thực. D. lừa đảo. Câu 13: Khi nói về đạo đức kinh doanh của một chủ thể nào đó, người ta không đề cập đến phẩm chất nào dưới đây? A. Công bằng. B. Liêm chính. C. Nguyên tắc. D. Vụ lợi.
Trang 2/7 - Mã đề thi ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Câu 14: Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra, đem được lại lợi ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây? A. Trung thực B. Trách nhiệm C. Có nguyên tắc D. Gắn kết các lợi ích Câu 15: Đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, việc tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng và đối thủ cạnh tranh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức kinh doanh nào dưới đây? A. Tôn trọng con người B. Giữ chữ tín C. Trung thực D. Có trách nhiệm Câu 16: Việc các chủ thể kinh doanh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình vừa mang lại lợi nhuận cho bản thân, vừa góp phần mang lại giá trị cho xã hội là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Trách nhiệm. B. Trung thực. C. Tôn trọng. D. Giữ chữ tín. Câu 17: Việc các chủ thể kinh doanh bên cạnh mục đích mang lại lợi nhuận cho bản thân, còn không ngừng tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Trách nhiệm. C. Cần kiệm. D. Giữ chữ tín. Câu 18: Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp luôn luôn thực hiện tốt việc tuân thủ pháp luật là biểu hiện của phẩm chất đạo đức nào dưới dưới đây? A. Cần cù. B. Gắn kết. C. Trách nhiệm. D. Hợp tác. Câu 19: Việc các chủ thể sản xuất kinh doanh luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường khi tiến hành kinh doanh là đã thực hiện tốt phẩm chất đạo đức nào dưới đây khi kinh doanh? A. Trung thực. B. Trách nhiệm. C. Tôn trọng. D. Hợp tác. Câu 20: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức kinh doanh? A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động. C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng. D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ. Câu 21: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh. B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên. C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng. D. không sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng. Câu 22: Đối với khách hàng, một trong những phẩm chất đạo đức cần có khi tiến hành kinh doanh đó là các chủ thể doanh nghiệp phải A. giữ chữ tín. B. giữ quyền uy. C. đối xử bất công. D. dĩ công vi tư Câu 23: Trong mối quan hệ với khách hàng, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp? A. Hợp tác và cạnh tranh. B. Thực hiện tốt chế độ. C. Trung thực và trách nhiệm. D. Thưởng phạt rõ ràng. Câu 24: Trong mối quan hệ với người lao động, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp? A. Hợp tác cùng phát triển. B. Không sản xuất hàng giả. C. Cạnh tranh bình đẳng. D. Bảo đảm lợi ích chính đáng. Câu 25: Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau, việc làm nào dưới đây là phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp?
Trang 3/7 - Mã đề thi ĐẠO ĐỨC KINH DOANH A. Đối xử công bằng với nhân viên. B. Đảm bảo lợi ích chính đáng. C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. D. Thực hiện trách nhiệm xã hội. Câu 26: Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp đối với xã hội được biểu hiện thông qua thực hiện việc làm nào dưới đây? A. Tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện. B. Đổi mới quản lý sản xuất để tăng hiệu quả. C. Hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với đối thủ. D. Giữ chữ tín, chất lượng sản phẩm với khách hàng Câu 27: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? A. Ủng hộ quỹ phòng chống dịch bệnh. B. Sản xuất thiết bị phòng chống dịch. C. Phối hợp tuyên truyền phòng dịch. D. Hợp tác nhập khẩu thiết bị phòng dịch. Câu 28: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp A. không phải đóng các khoản thuế. B. nâng cao uy tín với khách hàng. C. triệt hạ được đối thủ cạnh tranh. D. bóc lột triệt để năng lực nhân viên. Câu 29: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng xây dựng và hoàn thiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần giúp các doanh nghiệp A. nâng cao năng lực cạnh tranh. B. gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. C. giảm bớt lợi nhuận kinh doanh. D. không bị thanh tra kiểm toán. Câu 30: Đối với khách hàng, việc các doanh nghiệp duy trì tốt đạo đức kinh doanh sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giữ được A. quyền lực. B. lạm phát. C. thất nghiệp D. chữ tín. Câu 31: Tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh là nội dung của khái niệm A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh. C. Cơ hội kinh doanh. D. Triết lý kinh doanh. Câu 32: Việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp cho các chủ thể kinh tế A. Nâng cao lợi thế vùng miền. B. Nâng cao uy tín và thương hiệu. C. Khắc phục chênh lệch vùng miền. D. Tăng cường công tác truyền thông. Câu 33: Nội dung nào dưới đây không phản ánh vai trò của việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh? A. Nâng cao danh tiếng. B. Tạo lập niềm tin. C. Xây dựng uy tín. D. Duy trì độc quyền. Câu 34: Thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế thường xuyên A. giữ chữ tín với khách hàng. B. trung thực trong sản xuất. C. bảo vệ lợi ích khách hàng. D. xâm phạm lợi ích khách hàng. Câu 35: Đối với mỗi doanh nghiệp, việc duy trì và thực hiện tốt đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao A. năng lực cạnh tranh. B. đầu cơ tích trữ. C. hủy hoại môi trường. D. thủ đoạn phi pháp. Câu 36: Việc duy trì tốt đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần xây dựng các quan hệ kinh tế một cách A. độc quyền. B. lành mạnh. C. thống trị. D. lạm phát. Câu 37: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải luôn luôn A. lợi dụng khách hàng. B. giữ chữ tín với khách hàng.
Trang 4/7 - Mã đề thi ĐẠO ĐỨC KINH DOANH C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế. Câu 38: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh là mỗi chủ thể kinh tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh phải luôn luôn A. lợi dụng khách hàng. B. giữ chữ tín với khách hàng. C. giữa thái độ coi thường. D. tìm cách trốn thuế. Câu 39: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh là các chủ thể kinh tế khi tiến hành kinh doanh đều chú trọng việc A. bảo vệ mội trường. B. đầu tư quảng cáo trực tuyến. C. đào tạo chuyên gia. D. ứng dựng công nghệ số hóa. Câu 40: Trong sản xuất kinh doanh, các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thường xuyên chú trọng tới việc A. duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu. B. quản lí bằng hình thức trực tuyến. C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. xóa bỏ bất bình đẳng thu nhập. Câu 41: Các chủ thể kinh tế thực hiện tốt đạo đức kinh doanh khi thực hiện tốt nội dung nào dưới đây? A. Tuân thủ quy định về quốc phòng. B. Quản lí nhân sự trực tuyến. C. Bí mật nhập khẩu phế liệu tái chế. D. Sử dụng lao động theo thời vụ. Câu 42: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế luôn A. sử dụng các thủ đoạn phi pháp để kinh doanh. B. mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài C. tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. D. tăng cường đầu cơ tích trữ hàng hóa. Câu 43: Một trong những biểu hiện của việc thực hiện tốt đạo đức trong kinh doanh là các chủ thế kinh tế luôn A. đầu tư quảng cáo. B. đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. C. nộp thuế theo định. D. đẩy mạnh công tác truyền thông. Câu 44: Các chủ thể kinh tế luôn luôn áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi tiến hành kinh doanh là một trong những biểu hiện của việc thực hiện A. đạo đức kinh doanh. B. phương thức hoàn vốn. C. lĩnh vực độc quyền. D. chính sách bảo trợ. Câu 45: Nội dung nào dưới đây thể hiện việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh tế? A. Chủ động mở rộng sản xuất. B. Khuyến khích phát triển lâu dài. C. Tích cực tìm kiếm khách hàng. D. Không bán hàng kém chất lượng. Câu 46: Chủ doanh nghiệp luôn nộp thuế đầy đủ, đúng quy định khi tiến hành các hoạt động kinh doanh là thực hiện nội dung nào dưới đây về phát triển kinh tế? A. Ý tưởng kinh doanh. B. Đạo đức kinh doanh. C. Cơ hội kinh doanh. D. Chiến lược kinh doanh. Câu 47: Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chú trọng đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là biểu hiện của việc thực hiện tốt A. đạo đức kinh doanh. B. chiến lược doanh nghiệp. C. thị trường tài chính. D. cơ hội kinh doanh. Câu 48: Việc các chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ chối việc kinh doanh hàng hóa kém chất lượng là biểu hiện của việc thực hiện tốt A. đối ngoại doanh nghiệp B. nộp thuế vào ngân sách C. đạo đức kinh doanh. D. chiến lược doanh nghiệp.