PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 49. KHÁI NIỆM TIẾN HÓA VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC - GV.docx

1 BÀI 49. KHÁI NIỆM TIẾN HÓA VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỌN LỌC I. KHÁI NIỆM TIẾN HÓA Tiến hoá sinh học là quá trình thay đổi các đặc tính di truyền của quần thể sinh vật qua các thế hệ nối tiếp nhau theo thời gian. 4 ngón 3 ngón 3 ngón 1 ngón 1 ngón Hình. Sự tiến hóa xương chi của ngựa theo thời gian Ví dụ: Ở Anh, trước cách mạng công nghiệp, thân cây không bị bám muội than, quần thể bướm đêm Biston betularia ở Anh gồm phần lớn cá thể màu sáng. Trong cách mạng công nghiệp, thân cây bị bám muội than, quần thể bướm đêm gồm phần lớn cá thể màu tối. Sự thay đổi này là do bướm màu tối nguy trang tốt hơn và ít bị các loài chim ăn côn trùng phát hiện và bắt làm mồi.
2 Hình. Tiến hóa của quần thể bướm đêm II. CHỌN LỌC NHÂN TẠO 1. Khái niệm Chọn lọc nhân tạo là quá trình con người chủ động làm biến đổi các giống vật nuôi, cây trồng qua rất nhiều thế hệ bằng cách chọn lọc và nhân giống các cá thể mang những đặc tính mong muốn. 2. Bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành ở vật nuôi và cây trồng Chọn lọc nhân tạo đã tạo ra sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. Ví dụ, chọn lọc nhân tạo theo các tiêu chí khác nhau đã tạo ra khoảng 120 000 giống lúa hiện nay từ loài lúa hoang; hơn 300 giống chó từ sói xám; hơn 1600 giống gà từ gà rừng.... Gà đông tảo Gà rừng Gà tre tân châu Gà chọi Hình. Một số giống gà được tạo ra nhờ chọn lọc nhân tạo
3 Khối lượng 905 g 1 808 g 4 200 g Năm 1957 Năm 1978 Năm 2005 Hình. Quá trình chọn lọc các giống gà “siêu thịt” qua thời gian Bắp cải Súp lơ Bông cải xanh Bắp cải Brussels Cải dầu (một loại mù tạt hoang dại phổi biến) Khác Su hào Hình. Kết quả chọn lọc nhân tạo các loài cây họ Cải III. CHỌN LỌC TỰ NHIÊN 1. Khái niệm – Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể mang các đặc điểm khác nhau trong quần thể.
4 – Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật; gồm hai quá trình song song là đào thải các biến dị bất lợi và tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự sống sót và sinh sản của những dạng thích nghi nhất. – Chọn lọc tự nhiên giữ lại các cá thể mang kiểu hình có lợi và loại bỏ các cá thể mang kiểu hình có hại, gián tiếp làm tăng tỉ lệ kiểu gene, tỉ lệ allele có lợi trong quần thể qua các thế hệ. Ví dụ: Ở côn trùng, cá thể có khả năng kháng thuốc trừ sâu sẽ có tỉ lệ sống sót cao hơn cá thể không có khả năng này, kết quả là các cá thể có sức đề kháng cao sẽ dần thay thế các cá thể có sức đề kháng kém. 2. Quá trình chọn lọc tự nhiên Hình mô tả quá trình hình thành đặc điểm thích nghi (màu sắc cánh) ở bướm dưới tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp chúng tăng khả năng nguỵ trang. a) Sự xuất hiện biến dị mới trong quần thể b) Sự canh tranh về khả năng ngụy trang giữa các các thể mang kiểu hình khác nhau vàng (kiểu dại) nâu (kiểu biến dị) c) Sự sống sót và sinh sản của các cá thể có khả năng thích nghi d) Chọn lọc tự nhiên và hình thành đặc điểm thích nghi mới của loài Hình. Quá trình hình thành đặc điểm màu sắc màu sắc ở cánh bướm nhờ chọn lọc tự nhiên 3. Vai trò của chọn lọc tự nhiên – Chọn lọc tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự tích luỹ các biến dị, xác định chiều hướng tiến hoá, hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật. – Chọn lọc tự nhiên giúp kiểu hình có lợi của sinh vật trở nên phổ biến trong quần thể, quần thể có thể tiến hoá thành loài mới, tăng đa dạng loài.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.