Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM PP NGHIÊN CỨU SINH HỌC.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Để đánh giá ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển của thân cây bước đầu tiên ta phải quan sát hai chậu cây …(1)… được đặt ở vị trí …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – cùng loài; 2 – giống nhau. B. 1 – cùng loài; 2 – khác nhau. C. 1 – khác loài; 2 – giống nhau. D. 1 – khác loài; 2 – khác nhau. Câu 2. …(1)… là công cụ hỗ trợ đắc lực cho ngành khoa học công nghệ …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – Tin sinh học; 2 – sinh học. B. 1 – Tin sinh học; 2 – thông tin. C. 1 – Hóa tin học; 2 – sinh học. D. 1 – Hóa tin học; 2 – thông tin. Câu 3. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về phương pháp trong nghiên cứu sinh học: 1. Phương pháp quan sát a. Là phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm để thực hiện các thí nghiệm khoa học. 2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm b. Là phương pháp sử dụng tri giác và các phương tiện hỗ trợ để thu thập thông tin về đối tượng được quan sát. 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học c. Là phương pháp chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích. A. 1-c, 2-b, 3-a. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-c, 3-a. Câu 4. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về phương pháp trong nghiên cứu sinh học: 1. Phương pháp quan sát a. Xác định sự nảy mầm của hạt, sự ra hoa trái vụ của thanh long. 2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm b. Tìm hiểu cấu tạo cơ thể người; cấu tạo các cơ quan thực vật (hoa, quả, hạt,...). 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học c. Xác định lượng glucose trong máu, quan sát vi khuẩn. A. 1-c, 2-b, 3-a. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-b, 2-c, 3-a. Câu 5. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về vai trò của các phương pháp trong nghiên cứu sinh học: 1. Phương pháp quan sát a. Để phân loại thực vật theo đặc điểm cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt). 2. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm b. Để đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước đến sự phát triển rễ cây. 3. Phương pháp thực nghiệm khoa học c. Để quan sát cấu tạo một số sinh vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,..). A. 1-a, 2-c, 3-b. B. 1-c, 2-b, 3-a. C. 1-c, 2-a, 3-b. D. 1-a, 2-b, 3-c.
(3) Nếu dữ liệu được ghi chép dưới dạng số liệu thì chỉ cần ghi nhận số liệu một lần để tránh sai sót. (4) Micropipette là một dụng cụ cơ bản trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học. A. (2), (3), (4). B. (1). C. (1), (3). D. (2), (4). Câu 26. Đâu không phải là dụng cụ dùng trong nghiên cứu và học tập môn Sinh học? A. Ống nghe. B. Micropipette. C. Mô hình. D. Kính hiển vi Câu 27. Có thể lưu giữ kết quả quan sát bằng nhiều hình thức, ngoại trừ ? A. Ghi trên giấy. B. Ghi âm, video. C. Tự ghi nhớ. D. Ghi trực tuyến. Câu 28. Tế bào có thể quan sát được bằng mắt thường hoặc kính lúp là tế bào A. biểu bì lá cây. B. niêm mạc miệng. C. cơ bò. D. trứng cá. Câu 29. Chức năng của kính hiển vi quang học là A. dùng để quan sát cấu trúc của vật, vi sinh vật có kích thước nhỏ mắt thường không quan sát được. B. dùng để đọc chữ, quan sát kĩ các bộ phận của các vật thể có kích thước nhỏ được dùng nhiều trong trường học hoặc các phòng thí nghiệm. C. dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với vật ở rất xa. D. dùng chữa các tật khúc xạ của mắt như cận thị, loạn thị và viễn thị. Câu 30. Trình tự các bước sử dụng kính hiển vi theo thứ tự đúng là (1) Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát tiêu bản (lưu ý không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản). (2) Chọn vật kính thích hợp (10x hoặc 40x) tùy theo mục đích quan sát. (3) Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại đưa vật kính lên từ từ, cho đến khi nhìn thấy. (4) Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. (5) Điều chỉnh ánh sáng thích hợp với vật kính. A. (2), (5), (4), (1), (3). B. (1), (3), (4), (2), (5). C. (2), (5), (1), (3), (4). D. (3), (5), (2), (4), (1). Câu 31. Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là (1) Quan sát và đặt câu hỏi. (2) Thiết kế và tiến hành thí nghiệm. (3) Báo cáo kết quả nghiên cứu. (4) Điều tra, khảo sát thực địa hay các thí nghiệm. (5) Xây dựng giả thuyết. A. (2) ⭢ (5) ⭢ (1) ⭢ (3) ⭢ (4). B. (5) ⭢ (1) ⭢ (3) ⭢ (4) ⭢ (2). C. (1) ⭢ (5) ⭢ (2) ⭢ (4) ⭢ (3). D. (1) ⭢ (5) ⭢ (4) ⭢ (3) ⭢ (2). Câu 32. Những hoạt động động nào được thực hiện ở bước 1 trong nghiên cứu vấn đề thúc đẩy thanh long ra quả trái vụ? (1) Lựa chọn vườn thanh long để thực nghiệm. (2) Chọn phương pháp xử lí. (3) Chuẩn bị bóng đèn và dây dẫn đúng kỹ thuật. (4) Ghi ngày bắt đầu và kết thúc thắp đèn, thời gian thắp đèn mỗi đêm. A. (1), (4). B. (4). C. (2), (3). D. (1), (2), (3). Câu 33. Nối nội dung kỹ năng với mục đích sao cho phù hợp: Kỹ năng Mục đích 1. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm. a. Công bố kết quả thí nghiệm. 2. Quan sát. b.Trải nghiệm sự vật hiện tượng theo nhiều khía cạnh. 3. Xây dựng giả thuyết. c. Định hướng vấn đề cần nghiên cứu.