Nội dung text (WORD) KNTT_Bài 8_Văn hóa tiêu dùng.pdf
KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 8. VĂN HÓA TIÊU DÙNG ( Bộ Kết nối tri thức) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức. - Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. - Nêu được khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng; mô tả được một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam và các biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng. 2. Về năng lực. - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ, tự học: Biết tìm tòi, học hỏi, thực hiện được các hành vi tiêu dùng có văn hoá. + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời, biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận các vấn để vể văn hoá tiêu dùng. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến văn hoá tiêu dùng. - Năng lực đặc thù: + Năng lực điều chỉnh hành vi: Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong việc tiêu dùng có vàn hoá; xác định được trách nhiệm của bản thân và thực hiện tiêu dùng có văn hoá. + Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong tiêu dùng có văn hoá; phê phán những biểu hiện không có văn hoá trong tiêu dùng; tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hoá. + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về văn hoá tiêu dùng; vận dụng được kiến thúc đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến tiêu dùng có văn hoá. 3. Về phẩm chất - Trung thực và có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trong đời sống xã hội để trở thành người tiêu dùng có văn hoá. - Yêu nước, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước trong quá trình xây dựng văn hoá tiêu dùng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. - SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11; - Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học; - Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học; - Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Hoạt động: Mở đầu a) Mục tiêu. Tạo tâm thế tích cực và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”? c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết nhận xét về một số biểu hiện của văn hóa tiêu dùng Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ này, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong số các giải pháp đó là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trước hết là nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu và chất lượng hàng hóa. Bởi lẽ, thương hiệu hàng hóa, sức cạnh tranh của hàng hóa và cả nền kinh tế của một quốc gia xét đến cùng là sự hội tụ của tinh hoa, sức mạnh quốc gia, dân tộc đó. Không thể có một quốc gia hùng cường, thịnh
vượng trong khi sức cạnh tranh nền kinh tế của quốc gia đó lại thua kém nhiều so với các nước. => Chính bởi lý do đó, việc người Việt Nam ưu tiên tiêu dùng hàng Việt Nam là một biểu hiện của lòng yêu nước và tinh thần tự tôn dân tộc. d) Tổ chức thực hiện Giao nhiệm vụ học tập: Học sinh làm việc cá nhân, đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra, suy nghĩ và thực hiện yêu cầu sách giáo khoa đặt ra: Em có suy nghĩ gì về câu nói “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam là sự thể hiện của lòng yêu nước và tự tôn dân tộc”? Thực hiện nhiệm vụ Giáo viên gọi từ một đến hai HS lên chia sẻ, các HS khác nhận xét về câu trả lời của bạn Báo cáo, thảo luận - Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình - Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh Gv nhấn mạnh: Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam, đã và đang có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng. Xây dựng văn hoá tiêu dùng góp phần xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh và hội nhập. 2. Hoạt động: Khám phá Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế a) Mục tiêu. HS nêu được tiêu dùng là gì, vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi Qua các thông tin trên, em hãy cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. c) Sản phẩm. - Trong thông tin 1: sự thay đổi của tiêu dùng đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể: + Người tiêu dùng quan tâm đến việc tiêu dùng của mình có gây tổn hại đến môi trường, xã hội hay không => điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường. + Người lao động trong các công ty cũng là người tiêu dùng hiện đại, có ý thức bảo vệ môi trường và mong muốn được làm việc trong các công ty có đạo đức, tôn trọng con người và môi trường => điều này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp có xu hướng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn, gắn kết lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội. - Trong thông tin 2: Sự thay đổi của tiêu dùng vừa có tác động tích cực nhưng đồng thời cũng có tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể: + Mặt tích cực là: xu hướng tiêu dùng các sản phẩm hàng hóa cao cấp, đã: kích thích sự phát triển của phân khúc thị trường mới; khiến cơ cấu thị trường trong nước được cải thiện đa dạng và đồng bộ hơn; thu hút đầu tư; tạo thêm công ăn việc làm chi người lao động và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước. + Mặt tiêu cực: tạo nên sự lãng phí,... d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi 1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế.
Qua các thông tin trên, em hãy cho biết sự thay đổi của tiêu dùng có tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo, thảo luận - Giáo viên gọi một số học sinh đại diện các nhóm đứng lên chia sẻ nội dung tìm hiểu về thông tin sách giáo khoa đưa ra - Các học sinh còn lại tiến hành hoạt động nhận xét và góp ý. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét - Gv nhận xét, đánh giá, làm rõ nội dung vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Gv nhấn mạnh: Các nghiên cứu này cho thấy tiêu dùng có mối quan hệ qua lại hai chiều với tăng trưởng kinh tế, theo đó tiêu dùng sẽ là đầu ra của sản xuất và là động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế, ở chiều ngược lại tăng trưởng kinh tế giúp tăng thu nhập các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tiêu dùng. Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm văn hóa tiêu dùng a) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là văn hóa tiêu dùng. b) Nội dung. HS làm việc theo nhóm, tiếp tục đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi 1/ Qua thông tin trên, em hãy nêu những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. Những tập quán này tạo nên nét đẹp văn hoá gì của dân tộc Việt Nam? 2/ Em hãy kể một số tập quán, thói quen tiêu dùng có văn hoá của người Việt Nam mà em biết. c) Sản phẩm. - Những tập quán tiêu dùng của người Việt trong dịp tết Nguyên đán: + Mua sắm nhiều loại hàng hóa để phục vụ nhu cầu ngày Tết và sự phòng (vì: hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng Một Tết). + Nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở một số nhóm sản phẩm mang tính “truyền thống” như: gạo tẻ, gạo nếp, đỗ xanh, bánh mứt, thịt lợn, thịt gà... Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng sẵn sàng chi tiền vào nhóm sản phẩm cao cấp. - Những tập quán tiêu dùng này đã góp phần khiến không khí ngày tết trở nên nhộn nhịp, tươi vui. d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Giao nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm, tiếp tục đọc và tìm hiểu thông tin 1,2 trong sách giáo khoa đưa ra và trả lời câu hỏi 1/ Qua thông tin trên, em hãy nêu những tập quán tiêu dùng của người Việt Nam trong dịp tết Nguyên đán. Những tập quán này tạo nên nét đẹp văn hoá gì của dân tộc Việt Nam? 2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng. a. Khái niệm văn hóa tiêu dùng Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán,