Nội dung text CHUONG 5 (GON) HOA 12 NAM 2024-2025.GIAI.docx.pdf
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THỦ KHOA NGHĨA TP. CHÂU ĐỐC – AN GIANG Ths. DƯƠNG THÀNH TÍNH Tel (Zalo): 0356481353 HÓA HỌC 12 CTGDPT 2018 CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN & ĐIỆN PHÂN ❖ Hệ thống lý thuyết theo các chủ đề (tương ứng bài học). ❖ Hệ thống bài tập theo cấu trúc mới (đề minh họa 2025), bài tập ứng dụng thực tế, PTNL gồm: TNKQ (1 đáp án) + Bài tập trắc nghiệm đúng sai+Bài tập trả lời ngắn. ❖ Đề kiểm tra kiến thức cuối chương theo cấu trúc đề minh họa 2025. Pin mặt trời gắn trên mái nhà. Pin chanh. Điện phân dung dịch CuSO4 điện phân mạ đồng lên chìa khoá Năm học : 2024 – 2025 LƯU HÀNH NỘI BỘ
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 5: Pin điện & điện phân 2024- 2025 1 NỘI DUNG CHƯƠNG 5: PIN ĐIỆN & ĐIỆN PHÂN CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC ................................................................2 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT..................................................................................................................2 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025...................................................8 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ......................................8 Mức 1: Nhận biết ..............................................................................................................................8 Dạng 1: Thế điện cực..........................................................................................................................8 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..................................................................................................10 Mức 2: Thông hiểu..........................................................................................................................13 Dạng 1: Thế điện cực........................................................................................................................13 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..................................................................................................14 Mức 3: Vận dụng ............................................................................................................................16 Dạng 1: Thế điện cực........................................................................................................................16 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..................................................................................................18 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai...............................................................................................20 Dạng 1: Thế điện cực........................................................................................................................20 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..................................................................................................22 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn .........................................................................................24 Mức 2: Thông hiểu..........................................................................................................................24 Dạng 1: Thế điện cực....................................................................................................................24 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..............................................................................................26 Mức 3: Vận dụng ............................................................................................................................27 Dạng 1: Thế điện cực....................................................................................................................27 Dạng 2: Các nguồn điện (pin điện) ..............................................................................................30 CHỦ ĐỀ 2: ĐIỆN PHÂN ...........................................................................................................................32 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT................................................................................................................32 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025.................................................37 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) ....................................37 Mức 1: Nhận biết ............................................................................................................................37 Mức 2: Thông hiểu..........................................................................................................................39 Mức 3: Vận dụng ............................................................................................................................41 Phần 2: Bài tập trắc nghiệm đúng sai...............................................................................................43 Phần 3: Bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn .........................................................................................46 Mức 2: Thông hiểu..........................................................................................................................46 Mức 3: Vận dụng ............................................................................................................................47 CHỦ ĐỀ 3: ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ............................................................................................................50 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT................................................................................................................50 B. CÁC ĐỀ KIỂM TRA (TÁCH RIÊNG).............................................................................................51
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 5: Pin điện & điện phân 2024- 2025 2 CHỦ ĐỀ 1: THẾ ĐIỆN CỰC VÀ NGUỒN ĐIỆN HOÁ HỌC A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. CẶP OXI HOÁ – KHỬ Dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử của kim loại. Ví dụ: Al 3+/Al; Zn2+/Zn; Cu2+/Cu. ❖ Tổng quát, dạng oxi hoá (Mn+) và dạng khử (M) của cùng một kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử Mn+/M, giữa chúng có mối quan hệ: Mn+ + ne M dạng oxi hoá dạng khử ❖ Trong cặp oxi hoá - khử của kim loại, dạng oxi hoá và dạng khử có thể tồn tại ở dạng ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử hoặc dạng phân tử, ví dụ: Fe3+/Fe2+; [Ag(NH3)2] + /Ag; AgCl/Ag;... ❖ Các nguyên tố phi kim cũng có các cặp oxi hoá - khử tương ứng, ví dụ: 2H + /H2; Cl2/Cl- ;... II. THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN 1.Điện cực: Ứng với mỗi cặp oxi hoá - khử có thể thiết lập một điện cực, tại đó tồn tại cân bằng giữa dạng oxi hoá và dạng khử. Ví dụ: ✓ Đối với cặp Zn2+/Zn, thiết lập được điện cực kẽm bằng cách cho thanh Zn tiếp xúc trực tiếp với dung dịch muối chứa ion Zn2+ (Hình a). ✓ Tương tự, đối với cặp Cu2+/Cu cũng thiết lập được điện cực đồng như hình b. ✓ Tại ranh giới giữa kim loại và dung dịch chất điện li của mỗi điện cực tồn tại cân bằng: Zn 2+ + 2e ⇌ Zn; Cu2+ + 2e ⇌ Cu 2. Thế điện cực chuẩn Thế điện cực của cặp oxi hoá - khử của kim loại trong điều kiện chuẩn (nồng độ ion kim loại trong dung dịch là 1 M, nhiệt độ 25°C) được gọi là thế điện cực chuẩn của kim loại (hay thế khử chuẩn của kim loại), kí hiệu là E°oxi hoá/khử và thường có đơn vị là volt (vôn). ✓ Giá trị thế điện cực chuẩn càng nhỏ thì dạng khử có tính khử càng mạnh (kim loại càng mạnh) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng yếu ✓ Giá trị thế điện cực chuẩn càng lớn thì dạng khử có tính khử càng yếu (kim loại càng yếu) , dạng oxi hoá có tính oxi hoá càng mạnh.
Ths. Dương Thành Tính Hóa học 12 mới – Chương 5: Pin điện & điện phân 2024- 2025 3 Giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi - hoá khử