Nội dung text CHỦ ĐỀ 5. ÔN TẬP + ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6 (File HS).pdf
CHỦ ĐỀ 5: ÔN TẬP LÝ THUYẾT CHƯƠNG 6 KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM + HCl, H2SO4 loãng giải phóng khí H2 Khi Ba Các Nàng Mai Áo Záp Sắt Nhớ Sang Phố Hỏi Cô sắt (III) Á Hậu Phi Âu K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe3+ Ag Hg Pt Au +H2Obase + H2 Kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. K Ba Ca Na Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Fe3+ Ag Hg Pt Au Đpnc (dùng dòng điện 1 chiều) Nhiệt luyện Thủy luyện (oxide + CO,H2,C,Al), to (KL mạnh ko tan với nước +muối) Tính dẻo (Au dẻo nhất) Dẫn điện : Ag>Cu>Au>Al>Fe Dẫn nhiệt , Ánh kim. Tính chất vật lí kim loại Tính chất hóa học kim loại KL (trừ Cu,Ag,Au,Pt...)+ HClmuối + H2 Tác dụng với phi kim Tác dụng với dung dịch acid Tác dụng với dung muối Hầu hết KL+ O2 oxide Nhiều KL+ Smuối sulfide Hầu hết KL+ Cl2muối chloride Tác dụng với nước KL (Ba,K,Ca,Na...)+ H2Obase + H2 KL (trừ Na,K,Ca,...) +Muốimuối mới + KL mới Mức độ hoạt động hóa học giảm dần. Dãy hoạt động hóa học kim loại Phương pháp tách kim loại
C. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA KIM LOẠI VÀ PHI KIM Hợp kim Là vật liệu kim loại có chứa ít nhất một kim loại cơ bản và một số kim loại hoặc phi kim khác. Sản xuất gang và thép Gang (C từ 2% - 5%) Thép (C dưới 2% ) Nguyên liệu sản xuất gang là quặng sắt, than cốc, không khí nóng,...Nguyên liệu sản xuất thép là gang (thép phế liệu) và khí oxygen. Sản xuất gang và thép đều diễn ra trong lò ở nhiệt độ cao. Ứng dụng một số phi kim Carbon: dùng làm nhiên liệu, điện cực, lõi lọc nước,... Lưu huỳnh (sulfur): sản xuất sulfuric acid,... Tính chất vật lí: KL có tonc, to sôi cao hơn PK; KL dẫn nhiệt, dẫn điện tốt hơn PK. KL có khối lượng riêng lớn hơn PK. Sự khác nhau cơ bản phi kim & kim loại Tính chất hóa học: KL nhường electron tạo ion dương. PK nhận electron tạo ion âm. KL + O2 thường tạo oxide base. PK + O2 thường tạo oxide acid.
TRƯỜNG THCS.............. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 6 Môn : KHTN 9 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh.............................................. Số báo danh: .................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại có những tính chất vật lí chung là A. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao. B. Tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim. C. Tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim. D. Tính dẻo, có ánh kim, rất cứng. Câu 2. Các nhóm kim loại nào sau đây phản ứng với HCl sinh ra khí H2: A. Fe, Cu, K, Ag, Al, Ba B. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K C. Mg, K, Fe, Al, Na D. Zn, Ag, K, Mg, Ag, Al, Ba Câu 3. Dãy các kim loại sau đây sắp xếp theo chiều hoạt động kim loại giảm dần là: A. Fe, Cu, K, Mg. B. K, Mg, Fe, Cu. C. Cu, Fe, K, Mg. D. K, Fe, Mg, Cu. Câu 4. Kim loại Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được X và khí H2. Chất X là A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3 . C. FeS. D. FeS2. Câu 5. Cho m gam bột Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 dư, thu được 9,6 gam kim loại Cu. Giá trị của m là A. 8,4. B. 5,6. C. 11,2. D. 9,8. Câu 6. Kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Fe. B. Na. C. Cu. D. Ag. Câu 7. Các bước cơ bản trong quy trình tách kim loại từ quặng: A. Quặng Hợp chất chứa kim loại Kim loại. B. Quặng Hợp chất chứa kim loại Kim loại. C. Kim loại Hợp chất chứa kim loại Quặng. D. Kim loại Hợp chất chứa kim loại Quặng. Câu 8. Cho các hình ảnh ứng dụng sau: Các hợp kim được ứng dụng tương ứng với các hình từ trái sang phải lần lượt là A. Thép (thép thông thường), gang, inox (thép đặc biệt), Đuy-ra (duralumin), đồng thau. B. Đuy-ra (duralumin), gang, thép (thép thông thường), inox (thép đặc biệt), đồng thau. C. Gang, thép (thép thông thường), inox (thép đặc biệt), Đuy-ra (duralumin), đồng thau. D. Đồng thau, gang, thép (thép thông thường), inox (thép đặc biệt), Đuy-ra (duralumin). Câu 9. Chất Y là chất rắn màu vàng, không tan trong nước, dùng sản xuất sulfuric acid, dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, lưu hóa cao su. Mã đề thi 217
Một số ứng dụng Chất Y Y là chất nào sau đây? A. Iron B. Chlorine C. Sulfur. D. Carbon. Câu 10. Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của máu. Khí X là: A. N2. B. H2. C. CO. D. CO2. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Gang và thép là hợp kim của sắt (iron) trong đó sắt (iron) chiếm chủ yếu và có nhiều ứng dụng trong đời sống. a. Hợp kim gang Fe - C( 2 – 5% khối lượng) và một số nguyên tố khác, ít bị ăn mòn hơn sắt (iron). b. Gang dùng làm đường ống phụ kiện đường ống dẫn nước cấp, nồi và chảo, khuôn đúc, ... c. Thép (thép thông thường) Fe – C (< 5% khối lượng) và một số nguyên tố khác, cứng, dẻo hơn gang, làm khung của công trình xây dựng, thiết bị, máy móc. d.Hợp kim Inox (thép đặc biệt) (Fe-Cr-Ni) khó bị gỉ,cứng và giòn làm đồ dùng, dụng cụ trong gia đình; chi tiết trong các dụng cụ, thiết bị y tế ... Câu 2. Cho các kim loại sau Na, Cu, K, Zn a. Mức độ hoạt động hóa học giảm dần: K, Na, Zn, Cu b. Kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường: K, Na, Zn c. Kim loại nào tác dụng dung dịch dung dịch HCl: K, Na, Zn. d. Kim loại Na có thể đẩy kim loại Cu ra khỏi muối CuSO4. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn (1 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là? Câu 2. Cho các kim loại : Na, Zn, Cu, Fe và các dung dịch muối : NaCl, Cu(NO3)2, FeCl2, Zn(NO3)2. Cho từng kim loại phản ứng lần lượt với từng dung dịch muối, có bao nhiêu cặp phản ứng thu được sản phẩm là kim loại? Câu 3. Cho các kim loại sau: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, Cu, Ag, Au. Số kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là phù hợp nhất? Câu 4. Cho các nguyên tố sau: Na, C, S, N, P, O, K, Ba, Mg, Ca, Cr, Fe, Zn, Cu, Cl. Có bao nhiêu nhiêu nguyên tố kim loại. PHẦN IV: TỰ LUẬN (2 điểm) Câu 1. Dự đoán hiện tượng và viết PTHH xảy ra (nếu có) khi: (a) Đốt dây iron (sắt) trong khí chlorine. (b) Cho một đinh sắt vào ống nghiệm đựng dung dịch copper (II) clorua. (c) Cho kẽm vào dung dịch magie clorua.