PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 8. THCS NGỌC QUAN.doc

PHÒNG GD & ĐT ĐOAN HÙNG TRƯỜNG THCS NGỌC QUAN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 02 trang) I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận… […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống. […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”. Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình. Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được! (Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018) Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra cách dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích? Nêu dấu hiệu để xác định cách dẫn trực tiếp đó? Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, “thứ hạnh phúc tinh thần” mà người viết không thể nào định danh được là gì? Câu 4 (1,0 điểm): Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong câu sau: “Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình”. Câu 5 (1,0 điểm). Qua câu chuyện trên, em thấy tác giả (nhà báo Lan Anh) đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào đối với hai mẹ con bà Thảo? Câu 6 (1,0 điểm). Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất với em? Phần II (4 điểm): Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ sau:
MẸ VÀ QUẢ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn, NXB Văn học, 2012) Chú thích: Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người Việt Nam. Bài thơ Mẹ và quả (1970) được in trong tập Thơ Nguyễn Khoa Điềm, Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn là tiếng lòng chân thành mà sâu lắng của người con về cuộc đời tảo tần, đầy hi sinh của mẹ.
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 9 NĂM HỌC 2024 - 2025 Môn: NGỮ VĂN Phần viết đang thừa 0,25 điểm CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM ĐỌC - HIỂU 1 - Đoạn trích thuộc kiểu văn bản thông tin. 1,0 2 - Cách dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”. - Dấu hiệu: Phần dẫn được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. 0,5 0,5 3 Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là niềm hạnh phúc của việc cho đi, của tinh thần sẻ chia, biết sống vì người khác, biết yêu thương những số phận bất hạnh trong cuộc đời. 1,0 4 - Biện pháp tu từ so sánh: “hai vết sẹo dài như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình” - Tác dụng của biện pháp so sánh: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn. + Hai vết sẹo ấy là bằng chứng sáng rõ nhất của tinh thần làm việc thiện, sẵn sàng cho đi một phần thân thể của mình mà không cần đáp lại. + Khẳng định tinh thần hiến dâng, biết sống vì người khác của hai mẹ con. 0,25 0,75 5 Thái độ của tác giả: Ca ngợi, trân trọng, cảm phục tấm lòng và sự hi sinh của mẹ con bà Thảo. 1,0 6 Có thể đưa ra các thông điệp: - Hãy giúp đỡ, sẻ chia khi có thể. - Biết sống vì người khác. - Hãy yêu thương những người khó khăn, bất hạnh. HS đưa ra cách giải thích hợp lí cho thông điệp. 0,5 0,5 PHẦN II Viết bài văn nghị luận phân tích đoạn thơ a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận tình cảm, cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trong bài thơ “Mẹ và quả” của 0,25
Nguyễn Khoa Điềm. c. Triển khai vấn đề: Thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ. * Phân tích nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: - Về nội dung: Ca ngợi tình yêu thương, sự hi sinh của người mẹ dành cho con, sự hiếu thảo, biết ơn của con với người mẹ thân yêu của mình. - Biết ơn, ghi nhớ công lao và sự hi sinh của mẹ: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”: Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng của mẹ mà những đứa con mới có thể trưởng thành, lớn lên. Cũng giống như những quả bí, quả bầu “lớn xuống” là nhờ những “giọt mồ hôi mặn”, công sức của mẹ. => Tình cảm sâu nặng của người con với công lao to lớn, âm thầm, lặng lẽ suốt đời của mẹ. - Băn khoăn lo lắng khi mẹ đã già mà mình còn chưa trưởng thành: + “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”: Những đứa con chính là thứ quả mẹ dùng cả đời để nuôi dưỡng. Mẹ thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu nhưng điều mẹ mong ước nhất là “được hái” thứ quả trưởng thành, lớn khôn ở các con. + “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”: nỗi sợ hãi khi thấy mẹ già đi mà mình chưa kịp trưởng thành. => Tình cảm yêu thương, chân thành mà con dành cho mẹ. Suy ngẫm sâu sắc về bổn phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ - Về nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ độc đáo: + Đối lập “lớn lên” >< “lớn xuống”: bàn tay chăm sóc chu đáo và tấm lòng yêu thương của mẹ dành cho cây, cho con, tất cả đều phát triển tốt đẹp. Những đứa con thì cao lớn dần lên cả về thể chất lẫn đời sống tâm hồn, còn bí và bầu lớn xuống, dài, to ra. Tất cả đều là sự kết tinh bao nhọc nhằn lao khổ của mẹ. + Hoán dụ, nói giảm nói tránh: “bàn tay mẹ mỏi”: mẹ già yếu dần đi. + Ẩn dụ: “thứ quả non xanh”: người con vẫn chưa trưởng thành, chưa báo hiếu được cho mẹ. + Hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc, giàu sức gợi hình gợi cảm. + Âm điệu nhịp nhàng, sâu lắng. * Đánh giá chung - Nghệ thuật: Đoạn thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật 0,5 1,0 1,0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.