Nội dung text ĐỀ 7 - KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 11 (CV7991).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều A. liên kết đơn. B. vòng benzene. C. liên kết đôi. D. liên kết ba. Câu 2. Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO 3 trong NH 3 thu được kết tủa màu A. trắng. B. xanh. C. vàng nhạt. D. đen. Câu 3. Biện pháp nào sau đây không làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng nhiên liệu từ dầu mỏ? A. Đưa thêm hợp chất có chứa chì vào xăng để làm tăng chỉ số octane của xăng. B. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hoá các khí thải độc hại. C. Tăng cường sử dụng biogas. D. Tổ chức thu gom và xử lí dầu cặn. Câu 4. Acetic acid được điều chế bằng phương pháp lên men giấm từ dung dịch chất nào sau đây? A. C 2 H 5 OH. B. CH 3 OH. C. CH 3 CHO. D. HCOOH Câu 5. Linamarin là một glucoside có mặt trong lá và rễ của cây sắn, là nguyên nhân gây ra say sắn hay ngộ độc sắn. Linamarin có cấu tạo phân tử: Số nhóm chức alcohol trong phân tử linamarin là A. 3. B. 6. C. 4. D. 5. Câu 6. Nguyên nhân phản ứng thế bromine vào vòng thơm của phenol xảy ra dễ dàng hơn so với benzene là do A. phenol tan một phần trong nước. B. phenol có tính acid yếu. C. ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzene trong phân tử phenol. D. ảnh hưởng của vòng benzene đến nhóm -OH trong phận tử phenol. Câu 7. Có ba ống nghiệm (1), (2), (3) chứa riêng biệt ba hoá chất sau: ethanol, glycerol, phenol (không theo thứ tự). Một học sinh tiến hành thí nghiệm để nhận biết các chất trên, thu được kết quả như ở bảng sau đây: (1) (2) (3) H 2 O Tan tốt Ít tan Tan tốt Dung dịch nước bromine Không có hiện tượng gì xảy ra Kết tủa trắng Không có hiện tượng gì xảy ra Cu(OH) 2 Tạo phức xanh lam đậm Không tạo phức Không tạo phức Thứ tự hoá chất trong các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt là A. ethanol, glycerol, phenol. B. glycerol, ethanol, phenol. C. glycerol, phenol, ethanol. D. phenol, glycerol, ethanol. Mã đề thi: 777
Câu 8. Chất nào sau đây tác dụng với NaOH theo tỉ lệ 1 : 1? A. . B. . C. . D. . Câu 9. Phản ứng của propanone với hydrogen cyanide thuộc loại phản ứng nào sau đây? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng oxi hoá - khử. Câu 10. Phát biểu nào sau đây không phù hợp với tính chất vật lí của dẫn xuất halogen? A. Các dẫn xuất halogen có khối lượng phân tử nhỏ thường là chất khí ở điều kiện thường. B. Một số dẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học. C. Trong điều kiện thường, dẫn xuất halogen tồn tại ở 3 thể rắn, lỏng hoặc khí. D. Dẫn xuất halogen không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Câu 11. Cho các phát biểu sau: (a) Formaldehyde dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenol formaldehyde. (b) Có thể điều chế aldehyde trực tiếp từ bất kì alcohol nào. (c) Formalin hay formon là dung dịch của methanal trong nước. (d) Acetaldehyde được dùng để sản xuất acetic acid trong công nghiệp. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 12. Rót 1 – 2 ml dung dịch chất X đậm đặc vào ống nghiệm đựng 1 – 2 ml dung dịch NaHCO 3 . Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm thì que diêm tắt. Chất X là A. ethyl alcohol. B. acetaldehyde. C. acetic acid. D. phenol. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hợp chất Cinnamadehyde có nhiều trong vỏ cây quế và có mùi thơm của quế chín. Công thức cấu tạo của Cinnamadehyde như hình sau: a) Công thức phân tử của Cinnamadehyde là C 9 H 8 O. b) Cinnamadehyde có đồng phân hình học. c) Cinnamadehyde tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng tạo iodoform. d) Vỏ quế để lâu sẽ bị mất mùi thơm, nguyên nhân chính là do cinnamadehyde bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí. Câu 2. Tiến hành thí nghiệm điều chế ethyl acetate (CH 3 COOC 2 H 5 ): Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 mL cồn 96 o và khoảng 2 mL acetic acid. Cho tiếp khoảng 2 mL dung dịch H 2 SO 4 đậm đặc, vừa cho vừa lắc ống nghiệm. Cho thêm vài viên đá bọt vào ống nghiệm. Đậy ống nghiệm bàng nút có ống dẫn khí xuyên qua. Bước 2: Lắp ống nghiệm điều chế vào giá sắt như hình dưới. Ống nghiệm thu sản phẩm cho sẵn khoảng 2 mL dung dịch NaCl bão hòa và được đặt trong 1 cốc nước đá.
Bước 3: Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm rồi đun tập trung ở đáy ống nghiệm. Khi ống nghiệm thu sản phẩm tạo thành khoảng 1 mL chất lỏng thì ngừng đun. Đưa ống nghiệm thu sản phẩm ra khỏi cốc. Bước 4: Quan sát trạng thái của sản phẩm. Lấy tay phẩy nhẹ trên miệng ống nghiệm và nhận xét mùi của sản phẩm. a) Dấu hiệu nhận ra có sản phẩm mới tạo thành là sản phẩm có chất lỏng, nhẹ hơn nước, mùi thơm đặc trưng. b) Vai trò của H 2 SO 4 đặc là vừa là chất xúc tác, vừa có tác dụng hút nước, do đó góp phần làm tăng hiệu suất tạo ester. c) Ở bước 2 cho thêm dung dịch NaCl bão hoà vào để hỗn hợp sôi đều hơn. d) Phản ứng điều chế ethyl acetate trong thí nghiệm trên là phản ứng ester hoá. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1. Bình khí acetylene loại 40 lít sử dụng trong đèn xì oxygen - acetylene được nạp 5 kg khí acetylene hóa lỏng. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol acetylene tỏa ra nhiệt lượng là 1300 kJ. Trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí acetylene của cửa hàng E là 10000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 80%. Sau bao nhiêu ngày của hàng E sử dụng hết bình khí acetylene trên? Câu 2. Cho các chất sau: (1) ethanal, (2) ethanol, (3) ethane, (4) enthanoic acid. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi thành một dãy số có bốn chữ số. Câu 3. Giấm ăn được điều chế bằng cách lên men dung dịch ethanol loãng. Khối lượng giấm ăn 5% thu được khi lên men 100 L ethanol 4° là a kg. Biết hiệu suất quá trình lên men là 80%, khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,79 g/mL. Giá trị của a là bao nhiêu? (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Câu 4. Cho các chất sau: NaBH 4 ; Cu(OH) 2 /OH, t o ; HCN; [Ag(NH 3 ) 2 ]OH; I 2 /OH - , Br 2 /CCl 4 . Có bao nhiêu chất phản ứng được với CH 3 COCH 3 ở điều kiện thích hợp? PHẦN IV: Câu hỏi tự luận. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính): a) CH 2 =CH 2 + Br 2 b) CH 3 CH(OH)CH 2 CH 3 24oHSO 180C c) HCHO + [Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot d) CH 3 COOH + Zn Câu 2. Viết công thức cấu tạo các đồng phân của hợp chất carbonyl có công thức phân tử C 4 H 8 O. Chất nào là aldehyde, chất nào là ketone? Câu 3. Hợp chất X có tác dụng kháng khuẩn, chống vi sinh vật kí sinh trên da (chấy, rận,…). X có công thức phân tử C 7 H 8 O và có chứa vòng benzene, phổ IR của X có peak hấp thụ rộng ở vùng 3300 cm -1 . Oxi hóa X bằng CuO nung nóng, thu được hợp chất Y có peak hấp thụ đặc trưng ở khoảng 1 700 cm -1 . Xác định công thức cấu tạo của X, Y và viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra. ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.