PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ SỐ 3.docx

ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 ĐIỂM) Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích có nhiều đoạn văn đối thoại nhưng thực chất là lời độc thoại của nhân vật người họa sĩ. Chẳng hạn: Đoạn từ “Đồ dối trá...” đến “... Anh cút đi”; Đoạn từ “Lần này anh...” đến “...anh biết đấy”. (Học sinh chọn nêu được một ví dụ lời độc thoại của nhân vật họa sĩ, trong đó có hai lượt lời: lời của người thợ cắt tóc - anh chiến sĩ thồ tranh năm xưa mà họa sĩ tưởng như anh đang nói với mình và lời đáp trong tưởng tượng của họa sĩ với người thợ cắt tóc.) Câu 2 (0,5 điểm). Học sinh nêu được một trong hai biện pháp tu từ sau: (1) Biện pháp tu từ liệt kê - tác giả đã liệt kê một loạt các từ ngữ thể hiện đặc điểm cảm xúc, tình thái của “đôi mắt mở to”: khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm. (2) Biện pháp tu từ chêm xen - thành phần biệt lập khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm được xen vào ngay sau bộ phận nêu thông tin chính của câu (đôi mắt mở to). Câu 3 (1,0 điểm). Trong văn bản có sự thay đổi cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”: (1) Xưng hô: tao - mày: Thể hiện thái độ tức giận khi người họa sĩ đã gián tiếp khiến cho bà mẹ của anh bị mù loà cả hai con mắt vì tưởng rằng anh đã hy sinh. Đây là cách xưng hô diễn ra trong tưởng tượng của người họa sĩ, nên cách xưng hô này cũng là lời tự vấn nghiêm khắc của ông với chính bản thân mình. (2) Xưng hô bác/ anh - tôi: Thái độ tôn trọng, lịch sự của người thợ cắt tóc với khách hàng của mình. Câu 4 (1,0 điểm). Trong văn bản có hai bức tranh được nói đến: bức tranh người họa sĩ vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng và bức chân dung tự họa của người họa sĩ: Bức vẽ chân dung anh chiến sĩ giải phóng vừa đem lại thành công cho người họa sĩ, đồng thời lại là bằng chứng về sự vô tình, vô tâm của ông khi đã quên đi lời hứa với anh chiến sĩ. Bức chân dung tự họa thứ hai là bằng chứng về sự sám hối, giúp người họa sĩ tự nhìn thẳng vào chính lỗi lầm của bản thân trong quá khứ để không trốn tránh thực tại. Hai bức tranh này xuất hiện trong diễn biến cốt truyện, soi vào nhau, chiếu rọi sự giằng xé trong thế giới tinh thần của nhân vật. Câu 5 (1,0 điểm). Câu văn: “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cải nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình” là “lời đề nghị rụt rè” của một người thợ cắt tóc, mang theo thông điệp có tính triết lý sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đó là thông điệp về sự thức tỉnh của lương tri và trách nhiệm cá nhân trước những hành động trong quá khứ mà mỗi người không thể biện minh hay lảng tránh mà cần dũng cảm đối mặt. Thông điệp ấy được chuyển tải từ chính thái độ ứng xử của hai nhân vật trong câu chuyện: thái độ nhã nhặn, lịch sự của người thợ cắt tóc lại chính là thứ ánh sáng “khai tâm”, giúp người họa sĩ nhận ra được lẽ phải, cái cao đẹp đang tồn tại một cách đích thực trong cuộc đời này. II. PHẦN VIẾT (6,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm) a. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bối cảnh đất nước thời chiến tranh được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Quỳnh. b. Thân đoạn: Làm rõ vấn đề nghị luận (1) Bối cảnh “khi con ra đời” thật đặc biệt: khoảng trời xanh không còn bình yên mà có “đường bay tên lửa”, màu lá xanh thành “màu nguy trang”, mặt đất thành “những chiến hào”, cuộc sống của những đứa trẻ cũng không thể bình yên trong lời ru ngọt ngào của mẹ mà có những cánh cò “đã gãy”, cái bống “vẫn giật mình” trong giấc ngủ say. Đoạn thơ đem đến cho người đọc những cảm nhận cụ thể về một thời điểm lịch sử đã qua của dân tộc, đó là những tháng ngày đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh, những đứa trẻ sinh ra đã phải đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, phải quen với cuộc sống thời chiến. (2) Bối cảnh bom đạn chiến tranh được tác giả khắc hoạ với những chất liệu rất cụ thể mang hơi thở của cuộc sống và những hình ảnh ẩn dụ thấm đẫm ý vị dân gian,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.