Ngày nhận bài: 10/9/2022 Ngày phản biện: 9/1/2023 Ngày đăng bài: 15/1/2023 DOI: 10.1111/jerd.13023 WILEY J Esthet Restor Dent. 2023;1–12. wileyonlinelibrary.com/journal/jerd © 2023 Wiley Periodicals LLC. Quản lý vị trí nhịp cầu bằng phương pháp nha chu-phục hình, phần I: Các thiết kế nhịp cầu và ứng dụng hiện tại của chúng Ramon Gomez-Meda DDS, Jonathan Esquivel DDS BS. Lê Hải Triều dịch Bộ môn Phục hình, Khoa Nha, Đại học bang Louisiana, New Orleans, Louisiana, USA Liên hệ: Jonathan Esquivel, Department of Prosthodontics, LSU School of Dentistry, Box 2221100 Florida Ave, New Orleans, LA 70119, USA. Email:
[email protected] Tóm tắt Mục tiêu: Mô phỏng bộ răng thật bằng phục hồi trên implant là một thách thức, điều này càng trở nên phức tạp khi phục hồi ở vùng nhịp cầu. Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả để giải quyết vấn đề này. Các thiết kế nhịp cầu được đề xuất có chỉ định riêng và có thể đòi hỏi các điều trị bổ sung, bao gồm tăng thể tích mô mềm, để tăng khả năng đạt được kết quả thẩm mỹ và chấp nhận được về mặt sinh học. Xử lý mô mềm phù hợp trong giai đoạn phục hồi tạm và trao đổi đầy đủ với labo nha khoa cũng là những yếu tố rất quan trọng để đạt được kết quả thành công. Bài báo này mô tả các phương pháp nha chu-phục hình với độ phức tạp khác nhau để phục hồi vị trí nhịp cầu, cũng như các chỉ định lâm sàng và hạn chế của chúng. Lưu ý lâm sàng: Tình trạng lâm sàng khác nhau của vị trí nhịp cầu đòi hòi phương pháp tiếp cận khác nhau. Mô cứng và mô mềm bị mất có thể được thay thế bằng phương pháp phẫu thuật hoặc phục hình. Hiểu được các chỉ định lâm sàng và ý nghĩa của các thiết kế nhịp cầu khác nhau cho phép bác sĩ lâm sàng đưa ra quyết định đúng khi lập kế hoạch và điều trị cho bệnh nhân cần được thay thế khoảng nhịp cầu, từ đó đạt được kết quả thành công hơn. Kết luận: Các thiết kế nhịp cầu khác nhau có chỉ định riêng cũng như tiên lượng khác nhau về mặt sinh học và thẩm mỹ. Việc lựa chọn thiết kế tốt, điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn phục hình tạm, và trao đổi đầy đủ với labo nha khoa sẽ làm tăng cơ hội thành công về thẩm mỹ và sinh học. Ý nghĩa lâm sàng: Thiết kế nhịp cầu phù hợp cho phép tạo ra các vị trí nhịp cầu thẩm mỹ, thoát ra khỏi mô mềm một cách tự nhiên đồng thời thúc đẩy sự ổn định về mặt sinh học. TỪ KHÓA dental implants, esthetic dentistry, fixed dental prosthesis, pontics 1 | MỞ ĐẦU Phục hồi răng mất ở vùng thẩm mỹ là thách thức đối với bác sĩ lâm sàng. 1 Những thách thức này bao gồm những cản trở về mặt thẩm mỹ và chức năng có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Mối quan tâm về mặt thẩm mỹ bao gồm lép mô mềm, sẹo do phẫu thuật trước đó, mất gai nướu và “tam giác đen”. Những vấn đề về chức năng bao gồm thay đổi phát âm do các khoang tiếp cận hở (open embrasures) hay các khoảng hở giữa nhịp cầu và mô mềm tạo ra sự rò rỉ không khí và nước bọt và tình trạng nhồi nhét thức ăn ở những vùng này.
GOMEZ-MEDA và ESQUIVEL WILEY 3 Hình 1 Sơ đồ minh họa các thiết kế nhịp cầu khác nhau. 2 | CÁC THIẾT KẾ NHỊP CẦU 2.1 | Nhịp cầu trên niêm mạc Thiết kế nhịp cầu này không tiếp xúc với mô mềm bên dưới, tạo thuận lợi cho việc làm sạch. 3 Tuy nhiên, nhược điểm chính của nó là giắt thức ăn do khoảng hở giữa nhịp cầu và mô mềm. Khoảng hở này cũng ảnh hưởng đến phát âm, sự thoải mái và tạo ra kết quả kém thẩm mỹ, vì vậy nó nên được giới hạn sử dụng ở vùng răng sau hoặc vùng răng trước xương hàm dưới. Ngày nay, thiết kế này được sử dụng chủ yếu trong phục hình toàn hàm trên implant ở hàm dưới để giúp bệnh nhân có ngách hành lang nông và
WILEY GOMEZ-MEDA và ESQUIVEL 4 khiếm khuyết xương theo chiều đứng mức độ vừa đến nặng dễ vệ sinh. Thiết kế này bị chống chỉ định ở phục hình toàn hàm trên implant ở hàm trên, vì nó có thể dẫn đến các vấn đề về phát âm do thiếu độ bịt kín (Hình 2). 2.2 | Nhịp cầu hình nón Nhịp cầu này được thiết kế để giúp nâng đỡ mô mềm sau khi nhổ răng. 12 Đặt một nhịp hình nón vào trong ổ răng mới nhổ có thể làm giảm đáng kể tình trạng sụp đường viền nướu nhưng không ngăn được tái cấu trúc xương (Hình 3).13,14 Thiết kế này chỉ nên được sử dụng ở những trường hợp có dạng sinh học mô mềm dày. Ưu điểm chính của thiết kế này là dễ tiếp cận vệ sinh răng miệng và duy trì thể tích ổ răng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra giắt thức ăn, kém thẩm mỹ, và tiên lượng lâu dài của nó có thể bị suy giảm (compromised). 2.3 | Nhịp cầu yên ngựa Thiết kế nhịp cầu này có mặt dưới lõm, đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ, phát âm và chức năng khi tiêu mào xương xảy ra ở mức tối thiểu. 8 Tuy nhiên, khi bệnh nhân có khiếm khuyết sống hàm kích thước lớn theo chiều đứng hoặc chiều ngang thì phần vật liệu lớn bao phủ sống hàm sẽ làm hạn chế khả năng làm sạch vùng lõm trong thiết kế nhịp cầu, điều này thúc đẩy viêm và loét tại vị trí đó (Hình 4a,b).15 Răng được phục hồi trông dài với kiểu thiết kế này, tuy nhiên nó có thể hữu ích trong giai đoạn phục hồi tạm để tạo hình vị trí nhịp cầu bằng cách thêm composite vào mặt dưới của nó (Hình 5). Thiết kế này mang lại thẩm mỹ khá tốt nhưng không nên được sử dụng làm thiết kế sau cùng vì nó dẫn đến giắt thức ăn, và khó vệ sinh. Hình 4 (A) Nhịp cầu yên ngựa và yên ngựa biến đổi có thể được sử dụng trong giai đoạn phục hồi tạm. (B) Nhịp cầu yên ngựa nên được thêm nhựa hoặc composite để thay đổi thiết kế giúp dễ vệ sinh và tạo hình mô mềm. Hình 3 Nhịp cầu hình nón được đặt tức thì vào ổ răng mới nhổ có thể làm giảm tái cấu trúc đường viền nướu. Hình 2 Thiết kế nhịp cầu trên niêm mạc có thể được sử dụng ở hàm dưới để tạo thuận lợi cho việc vệ sinh ở bệnh nhân có sống hàm teo nhiều.