PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 262_BAI DOC THEM GIAO HOI HOC - NGUYEN VAN AM.pdf


2 MỤC LỤC SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO HỘI HỌC: TỪ GIÁO HỘI SƠ KHAI ĐẾN THỜI CẢI CÁCH........................... 3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GH HỌC: THỜI MỚI CHO ĐẾN THẾ KỶ XX............................................... 28 GIÁO HỘI HỌC CỦA VATICAN II: HIẾN CHẾ VỀ GIÁO HỘI, LUMEN GENTIUM........................... 55 NHỮNG LUẬN ĐỀ VỀ GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG: MỘT SUY TƯ THẦN HỌC TRONG BỐI CẢNH Á CHÂU ......... 78
3 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO HỘI HỌC: TỪ GIÁO HỘI SƠ KHAI ĐẾN THỜI CẢI CÁCH Erich Plumer Mãi đến đầu thế kỷ XIV chúng ta không tìm được một luận trình về “Giáo hội học” theo nghĩa chuyên môn là một khoa thần học minh nhiên bàn đến bản chất và sứ mệnh của Giáo hội. Trước thời gian đó nói chung ý tưởng về Giáo hội là một giả định trong suy tư thần học hơn là một đích nhắm hàng đầu. Vì thế, chứng cớ của chúng ta về việc GH hiểu biết chính mình đúng là phiến diện và gián tiếp. Bài viết này sẽ khảo sát những hình ảnh, khái niệm và niềm tin quan trọng nhất vốn được dùng để diễn tả GH hiểu biết chính mình trong suốt XVI thế kỷ đầu tiên. Quan điểm tôi trình bày là của Giáo hội Công giáo Roma; do đó, những câu hỏi làm thế nào Giáo hội trở thành “Roma”, làm thế nào Giáo hội là “công giáo”, v.v. sẽ được chú tâm theo một cách thức mà ai đó sẽ không theo, nếu quan điểm là Chính Thống Giáo Đông Phương chẳng hạn. Ta sẽ khảo sát những GH khác một cách chung, dù không phải một cách riêng biệt, vì những GH đó cũng có vai trò trong tiến trình của Giáo hội Công giáo Roma định nghĩa về mình. Để giúp suy tư, chúng ta sẽ thường xuyên tra hỏi làm thế nào chứng cớ ta khảo sát liên quan đến bốn “dấu của Giáo hội” như Kinh Tin của công đồng Nicea nói tới: Giáo hội“duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” CÁC GIÁO PHỤ THỜI TÔNG ĐỒ Ngoài Tân Ước, những bút tích tiên khởi nhất được chấp nhận nhiều nhất trong Giáo hội chính là những bút tích của các giáo phụ thời các tông đồ. Dầu nội dung và hình thức có khác biệt, thì những bản văn này đều biểu lộ một quan tâm chung đến sự hiệp nhất của
4 Giáo hội khi Giáo hội phải đối diện với mối đe dọa của lạc giáo, ly giáo và bách hại. Một minh họa sống động cho mối quan tâm này xuất hiện trong một tác phẩm có tầm quan trọng lớn lao đối với sự phát triển của khoa Giáo hội học của Giáo hội Công Giáo Roma là 1 Clement. Đây là một lá thư được viết khoảng năm 96 do Clement thành Roma vì “Giáo hội của Thiên Chúa lưu lại ở Roma gởi tới Giáo hội lưu trú tại Corinto.” Công thức mở đầu này có tính chất dạy dỗ, hàm ý rằng có một “Giáo hội của Thiên Chúa” dẫu định vị ở Roma hay ở Corinto. Giáo hội đó chỉ “lưu trú” cho đến khi đạt tới quê thật trên trời. Do đó theo một nghĩa huyền nhiệm nào đó, bản chất và định mệnh của Giáo hội siêu vượt lịch sử. Tuy nhiên, hiện nay, Giáo hội này hiện hữu cách khả giác và cụ thể trong thế giới cũng như phải đương đầu với những vấn đề hiện tại. Trong lá thư này Giáo hội Roma khuyên nhủ Giáo hội Corintô phục hồi những kẻ mà GH ấy đã sai lầm xua đuổi khỏi phụng vụ khi giải thích: Qua Chúa Giêsu Kitô, các tông đồ của chúng ta cũng biết rằng sẽ có tranh chấp về chức vụ Giám mục. Vì thế, sau khi nhận được sự biết trước đầy đủ, họ đã chỉ định những người được nói đến ở trên, rồi sau đó ban cho họ một ấn tín vĩnh viễn, để khi các ngài chết, những người được chỉ định khác sẽ kế tục tác vụ đó. Đây là bản văn muộn thời nhất và rành mạch nói về việc kế vị các tông đồ. Rõ ràng nó tương tự với ý tưởng của Do Thái về sự kế thừa chức tư tế trong dòng tộc Lêvi. Thật vậy, Clement nhìn Giáo hội như một xã hội phẩm trật theo khuôn mẫu của Israel, trong đó Chúa Kitô, các Tông Đồ, Giám Mục và Phó Tế được so sánh với vị thượng tế, các tư tế và các Lêvi. Ta phải ghi nhận rằng tước vị “niên trưởng” (episkopos) và “giám quản” (presbyteros) được 1 Clement dùng hoán chuyển nhau để chỉ cùng một chức vụ. Hơn nữa, chức vụ đó dường như phải được thực thi cách tập đoàn chứ không phải do một cá nhân hành động riêng lẻ. Vì vậy chức Giám Mục theo kiểu quân chủ (một giám mục cai trị một giáo đoàn) có lẽ là sự phát triển sau này cho cả Giáo hội Corinto lẫn Giáo hội Roma.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.