Nội dung text 3. ĐỀ VIP 3 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 -N1.pdf
A. p T hằng số. B. VT hằng số. C. V T hằng số. D. pV hằng số. Câu 8: Một căn phòng mở cửa, không khí trong phòng vào sáng sớm có nhiệt độ t0 = 25oC. Đến giữa trưa, không khí trong phòng có nhiệt độ t = 30oC. Coi không khí trong phòng là khí lí tưởng, áp suất khí quyển thay đổi không đáng kể, trời gần như lặng gió. So với khối lượng không khí trong phòng vào sáng sớm, tính đến giữa trưa, phần trăm khối lượng không khí đã thoát ra ngoài phòng là A. 1,65%. B. 20%. C. 98,35%. D. 80%. Câu 9: Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn A. ngược pha nhau. B. lệch pha nhau 90o . C. lệch pha nhau 45o . D. đồng pha nhau. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 10 và Câu 11: Hình bên mô tả một dynamo gắn trên xe đạp và sơ đồ cấu tạo của nó. Khi xe đạp chạy, bánh xe làm cho núm dẫn động quay, kéo theo nam châm quay. Khi đó trong cuộn dây xuất hiện dòng điện, làm cho bóng đèn mắc nối tiếp với cuộn dây sáng lên. Câu 10: Dynamo gắn trên xe đạp là một ứng dụng của A. hiện tượng cảm ứng điện từ. B. hiện tượng tích điện. C. hiện tượng quang điện. D. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. Câu 11: Dòng điện chạy qua bóng đèn là dòng điện gì, độ sáng của bóng đèn thay đổi như thế nào khi xe đạp tăng tốc độ? A. Dòng điện xoay chiều, độ sáng tăng. B. Dòng điện một chiều, độ sáng giảm. C. Dòng điện xoay chiều, độ sáng giảm. D. Dòng điện một chiều, độ sáng tăng. Câu 12: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng về lực từ F tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện cường độ I đặt trong một từ trường đều B ? A. Hình 1. B. Hình 2. C. Hình 3. D. Hình 4. Câu 13: Lực từ không phải là lực tương tác A. giữa hai dòng điện. B. giữa hai điện tích đứng yên. C. giữa hai nam châm. D. giữa một nam châm và một dòng điện. Câu 14: Chụp cộng hưởng từ hay còn gọi là chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) như hình bên là phương pháp sử dụng ........., sóng vô tuyến và máy tính để phác họa hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể con người. Cụm từ thích hợp điền vào dấu ......... ở trên là A. từ trường mạnh. B. điện trường mạnh. C. tia Röntgen (tia X). D. tia gamma (tia γ). Câu 15: Hạt nhân côban 60 27Co có bao nhiêu neutron? A. 33. B. 27. C. 60. D. 23. Câu 16: Hạt nhân càng bền vững nếu nó có A. khối lượng càng lớn. B. độ hụt khối càng lớn. C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn. Câu 17: Cho các tia phóng xạ α, β+, β ―, γ đi vào một điện trường đều theo phương vuông góc với các đường sức. Tia không bị lệch hướng trong điện trường là
A. Tia α. B. Tia β+. C. Tia β ―. D. Tia γ. Câu 18: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh a = 20 cm được đặt cố định trong một từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng chứa khung dây. Cho độ lớn cảm ứng từ của từ trường tăng đều theo thời gian từ B0 = 0,01 T đến B = 0,03 T trong thời gian Δt = 0,02 s thì độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong thời gian này là A. 0,04 V. B. 0,2 V. C. 0,4 V. D. 0,02 V. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Một học sinh làm thí nghiệm khảo sát áp suất của một lượng khí xác định theo nhiệt độ tuyệt đối của nó ở một thể tích không đổi là V = 25 cm3 , thu được kết quả như ở bảng sau đây. p (kPa) 1060 1090 1120 1160 1190 1220 1250 1270 T (K) 300 310 320 330 340 350 360 370 a) Với sai số dưới 10%, nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí tăng bao nhiêu lần thì áp suất của nó tăng bấy nhiêu lần. b) Lượng khí đã dùng trong thí nghiệm là 11 mol. c) Đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa p và T có dạng như hình vẽ. d) Lấy tỉ số giữa p (tính theo đơn vị kPa) và T (tính theo đơn vị K) với hai chữ số có nghĩa, khi nhiệt độ tuyệt đối của lượng khí là 285 K thì áp suất của nó bằng 1007 kPa. Câu 2: Hình bên mô tả một chiếc ô tô 4 bánh đang vượt qua một sa mạc. Chuyến đi bắt đầu vào sáng sớm khi nhiệt độ khí ngoài trời là t0 = 5,0oC. Thể tích và áp suất của khí chứa trong mỗi lốp xe là V = 1,2 m3 và p0 = 2,5 bar với 1 bar = 105 Pa. Coi khí trong lốp xe là khí lí tưởng và có nhiệt độ như khí ngoài trời. Bỏ qua sự dãn nở vì nhiệt của các lốp xe. a) Các phân tử khí trong lốp xe chuyển động nhiệt va chạm với thành bên trong của lốp nên khí gây ra áp suất lên thành lốp. b) Tổng số mol khí có trong 4 lốp của 4 bánh xe là 519 mol. c) Đến giữa trưa, nhiệt độ tăng lên đến t = 42oC thì áp suất khí trong các lốp xe bằng 21 bar. d) Độ tăng động năng tịnh tiến trung bình của phân tử khí trong lốp xe do sự gia tăng nhiệt độ này là 8,69 ∙ 10―22 J. Câu 3: Nguyên tử hydrogen có cấu tạo gồm hạt nhân là một proton có điện tích là e = 1,6.10―19 C, lớp vỏ là một electron có điện tích là ―e. Coi electron trong nguyên tử hydrogen chuyển động tròn đều xung quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo là r = 5,3.10―11 m và vận tốc là v như hình vẽ. Khối lượng của electron là me = 9,1.10―31 kg.
a) Lực điện mà hạt nhân của nguyên tử hydrogen tác dụng lên electron là lực hút và có độ lớn F = 8,2 × 10―8 N. b) Tốc độ chuyển động của electron là v = 2,2 × 106 m/s. c) Sự chuyển động của electron quanh hạt nhân tạo nên một dòng điện tròn có cường độ I = 1 A. d) Cảm ứng từ do dòng điện tròn nói trên gây ra tại hạt nhân của nguyên tử hydrogen có chiều như hình vẽ và có độ lớn B = 4,0 T. Câu 4: Strontium 90 38Sr là một trong số các bụi phóng xạ nguy hiểm từ các vụ nổ hạt nhân. Chu kì bán rã của 90 38Sr là T = 28,8 năm. Strontium khi bị bò ăn phải, sẽ tập trung trong sữa của bò và sẽ được lưu lại trong xương của những người uống sữa bò đó. Strontium 90 38Sr khi nằm trong xương sẽ phát ra các tia phóng xạ có năng lượng lớn, phá hủy tủy xương và do đó làm suy yếu sự sản xuất tế bào hồng cầu. Strontium 90 38Sr có khối lượng mol là M = 90 g/mol. Lấy một năm có 365 ngày. Số Avogadro là NA = 6,02 ∙ 1023 mol―1 . a) Hằng số phóng xạ của 90 38Sr là λ = 7,63.10―10 s―1 . b) Khi một hạt nhân 90 38Sr phóng xạ β ―, sản phẩm phân rã là một hạt nhân có 37 proton và 53 neutron. c) Khối lượng 90 38Sr tích tụ trong xương sẽ giảm bớt 20% so với ban đầu sau thời gian t = 15 năm. d) Độ phóng xạ của lượng 90 38Sr có khối lượng m = 0,0145 μg có giá trị xấp xỉ H = 74,0 kBq. PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Trong một cuộc tập luyện chạy Marathon, người ta ước tính “nữ hoàng chân đất” Phạm Thị Bình của Việt Nam (hình bên) tiêu tốn khoảng E = 2,52 ∙ 106 calo (cal). Giả sử có 40% năng lượng tiêu tốn được dùng cho vận động, phần năng lượng còn lại chuyển thành nhiệt thải ra ngoài nhờ sự bay hơi của nước qua hô hấp và da để giữ cho nhiệt độ cơ thể của cô không đổi. Coi nhiệt độ cơ thể của cô không đổi và nhiệt hoá hơi riêng của nước ở nhiệt độ của cơ thể của cô là L = 2,4 ∙ 106 J/kg. Lấy 1 cal = 4,18 J. Khối lượng riêng của nước là D = 1,0 ∙ 103 kg/m3 . Câu 1: Phần năng lượng chuyển thành nhiệt cho cuộc tập luyện này là x ∙ 106 J. Tìm x (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). Câu 2: Hỏi có khoảng bao nhiêu lít nước đã thoát ra ngoài cơ thể của cô cho cuộc tập luyện này (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Câu 3: Bóng thám không như hình vẽ là một thiết bị thường dùng trong ngành khí tượng để hỗ trợ thu thập các thông số của các tầng khí quyển. Một bóng thám không ở dưới mặt đất được bơm khí ở áp suất p0 = 1,00 atm và nhiệt độ t0 = 27oC. Để bóng này khi lên đến tầng khí quyển có áp suất p = 0,04 atm và nhiệt độ t = ― 50oC vẫn không phình quá thể tích V = 5,00 ∙ 102 m3 thì thể tích bóng khi được bơm ở mặt đất tối đa là bao nhiêu m3 (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Coi khí bơm vào bóng là khí lí tưởng.