PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10 ĐỀ KT GHK I.docx

1 ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6 điểm) 1 Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Câu 2: (SBT-KNTT) Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở đầu cho cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất? A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 3: (SBT-KNTT) Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. Câu 4: (SBT-KNTT) Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau? A. Khoa học chưa phát triển. B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình. C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông. D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình. Câu 5: (SBT-KNTT) Đối tượng nghiên cứu của vật lí là gì? A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. B. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng. C. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Câu 6: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm A. Vật chất và năng lượng B. Các chuyển động cơ học và năng lượng C. các dạng vận động của vật chất và năng lượng. D. Các hiện tượng tự nhiên Câu 7: Mục tiêu của môn Vật lí là: A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô. B. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng. C. khảo sát sự tương tác của vật chất ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
2 D. khám phá ra quy luật vận động cũng như tương tác của vật chất ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô Câu 8: Cấp độ vi mô là: A. cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé. B. cấp độ to, nhỏ tùy thuộc vào quy mô được khảo sát C. cấp độ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất D. cấp độ tinh vi khi khảo sát một hiện tượng vật lí. Câu 9: Cấp độ vĩ mô là: A. cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé. B. cấp độ to, nhỏ tùy thuộc vào quy mô được khảo sát C. cấp độ dùng để mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất D. cấp độ tinh vi khi khảo sát một hiện tượng vật lí. Câu 10: Chọn câu đúng khi nói về phương pháp thực nghiệm: A. Hai phương pháp thực nghiệm và lí thuyết hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định. B. Phương pháp thực nghiệm sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. C. Phương pháp thực nghiệm dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. D. Kết quả được phát hiện từ phương pháp thực nghiệm cần được kiểm chứng bằng lí thuyết Câu 11: Chọn câu đúng khi nói về phương pháp lí thuyết: A. Hai phương pháp thực nghiệm và lí thuyết hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp lí thuyết có tính quyết định. B. Phương pháp lí thuyết sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. C. Phương pháp lí thuyết dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. D. Kết quả được phát hiện từ phương pháp thực nghiệm cần được kiểm chứng bằng lí thuyết Câu 12: Cho các dữ kiện sau: 1. Kiểm tra giả thuyết 2. Hình thành giả thuyết 3. Rút ra kết luận 4. Đề xuất vấn đề 5. Quan sát hiện tượng, suy luận Sắp xếp lại đúng các bước tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí. A. 1 – 2 – 3 – 4 – 5. B. 2 – 1 – 5 – 4 – 3. C. 5 – 2 – 1 – 4 – 3 D. 5 – 4 – 2 – 1 – 3. Câu 13: Kết luận đúng về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật A. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ. B. Vật lí ảnh hưởng đến một số lĩnh vực: Thông tin liên lạc; Y tế; Công nghiệp; Nông nghiệp; Nghiên cứu khoa học. C. Dựa trên nền tảng vật lý các công nghệ mới được sáng tạo với tốc độ vũ bão. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
3 Câu 14: Kết luận sai về ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật A. Vật lí đem lại cho con người những lợi ích tuyệt vời và không gây ra một ảnh hưởng xấu nào. B. Vật lí ảnh hưởng mạnh mẽ và có tác động làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con người. C. Kiến thức vật lí trong các phân ngành được áp dụng kết hợp để tạo ra kết quả tối ưu. D. Vật lí là cơ sở của khoa học tự nhiên và công nghệ. Câu 15: Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp thực nghiệm: A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. D. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. Câu 16: Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp thực nghiệm: A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Thiên vương tinh dựa vào toán học. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất. D. Ném một quả bóng lên trên cao Câu 17: Các hiện tượng vật lí nào sau đây liên quan đến phương pháp lí thuyết: A. Ô tô khi chạy đường dài có thể xem ô tô như là một chất điểm. B. Thả rơi một vật từ trên cao xuống mặt đất. C. Kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy hoặc bay hơi của một chất. D. Ném một quả bóng lên trên cao Câu 18: Các hiện tượng vật lí nào sau đây không liên quan đến phương pháp lí thuyết: A. Tính toán quỹ đạo chuyển động của Thiên vương tinh dựa vào toán học. B. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất. C. Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng người ta dùng tia sáng. D. Ném một quả bóng lên trên cao. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) 2 Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1: Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu của Vật lý: a. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm: các dạng vận động của vật chất và năng ⎕
4 lượng b. Mục tiêu của Vật lí là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ vi mô và vĩ mô ⎕ c. Mục tiêu học tập môn Vật lí: Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực Toán học ⎕ d. Cấp độ vĩ mô là là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé ⎕ Câu 2: Quá trình phát triển của Vật lý a. Giai đoạn 1: Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan: từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI (tiền Vật lí) ⎕ b. Giai đoạn 2: Các nhà vật lý dùng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu thế giới tự nhiên: từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX (Vật lí cổ điển) ⎕ c. Giai đoạn 3: Các nhà vật lý tập trung vào các mô hình thực nghiệm tìm hiểu thế giới vĩ mô: Từ cuối thế kỉ XIX đến nay (Vật lí hiện đại) ⎕ d. Việc ứng dụng các thành tựu của vật lý vào công nghệ luôn mang lại lợi ích cho nhân loại, không có tác hại gì ⎕ Câu 3: Lịch sử loài người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp dựa trên những kết quả nghiên cứu của Vật lí: a. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỉ XVIII): là sự xuất hiện các thiết bị dùng điện trong mọi lĩnh vực sản xuất và đời sống con người. ⎕ b. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (thế kỉ XIX): thay thế sức lực cơ bắp bằng sức lực máy móc. ⎕ c. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 70 của thế kỉ XX): là tự động hóa các quá trình sản xuất ⎕ d. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (đầu thế kỉ XXI): là sử dụng trí tuệ nhân tạo, robot, internet toàn cầu, công nghệ vật liệu siêu nhỏ (nano); là sự xuất hiện các thiết bị thông minh. ⎕ Câu 4: Các phương pháp nghiên cứu Vật lý a. Gồm có phương pháp thực nghiệm, phương pháp lý thuyết và phương pháp mô hình ⎕ b. Phương pháp thực nghiệm: dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết nào đó. Kết quả mới này cần được giải thích bằng lí thuyết đã biết hoặc lí thuyết mới. ⎕ c. Phương pháp mô hình: Dùng các mô hình để nghiên cứu, giải thích các tính chất của vật thật, tìm ra cơ chế hoạt động của nó. ⎕ d. Phương pháp lí thuyết (là 1 trường hợp của phương pháp mô hình): sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lí thuyết để phát hiện một kết quả mới. Kết quả mới này cần được kiểm chứng bằng thực nghiệm. ⎕ Hướng dẫn giải đề Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn 6 điểm) 1

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.