Nội dung text 10. SỞ BẮC NINH MÃ 2 (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH ---------------- ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2 KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút MỤC TIÊU Sau khi làm xong bài thi, học sinh có thể Ôn tập kiến thức Sinh học 11, Sinh học 12 qua đề tổng hợp theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT Nhận biết được các lý thuyết thuộc Sinh học 11, các chuyên đề: Cơ chế di truyền và biến dị, sinh thái, tiến hóa... Thông qua lý thuyết, có thể giải quyết được các bài tập đơn giản thuộc chuyên đề cơ chế di truyền - biến dị, di truyền quần thể,.. Vận dụng kiến thức đã học và các phương pháp giải bài tập để làm các bài tập khó, vận dụng toán xác suất. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Loại phân tử sinh học nào sau đây không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân? A. Nucleic acid. B. Lipid. C. Protein. D. Carbohydrate. Câu 2: Trong quá trình nguyên phân bình thường, nhiễm sắc thể đơn di chuyển về hay cực của tế bào xảy ra tại kì nào sau đây? A. kì sau. B. kì đầu. C. kì giữa. D. kì cuối. Câu 3: Một thí nghiệm sử dụng các hạt đậu đựng trong 6 ống nghiệm như hình dưới. Muốn đánh giá sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự nảy mầm cần so sánh hai ống nghiệm nào sau đây? A. 1 và 5. B. 2 và 5. C. 3 và 6. D. 4 và 6.
Câu 4: Chất nào sau đây được vận chuyển trong mạch rây của cây? A. Ion K + . B. Nước. C. Sucrose. D. Ion NO 3 - . Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo: Giáo sư Martin Cohn tại trường Đại học Florida, một nhà nghiên cứu gene và sinh học đã tìm ra một chuỗi biến đổi gene đã khiến loài rắn mất chi khoảng 100 triệu năm trước (Kỷ Cretaceous). Theo như các mẫu hóa thạch họ tìm được: Giáo sư Cohn nói: “Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chân của chúng không hoàn toàn biến mất, thậm chí phôi của rắn con có phát triển thành phần cấu trúc xương, nhưng rồi nó cũng biến mất”. Câu 5: Những loài rắn không có chân nhưng trong cơ thể vẫn còn mẩu xương nhỏ không còn chức năng được gọi là? A. Cơ quan thoái hóa. B. Bằng chứng hóa thạch. C. Bằng chứng tiêu biến. D. Bằng chứng tế bào học. Câu 6: Sự biến mất chân của các loài rắn không có chân chịu tác động chính của nhân tố nào? A. Đột biến. B. Dòng gene. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Phiêu bạt di truyền. Câu 7: Phenylketone niệu (PKU) là rối loạn chuyển hóa Phenylalanyl, gây tích tụ Phenylalanyl trong cơ thể. Sơ đồ phả hệ của một gia đình sau đây bị bệnh này. Phả hệ bên cho thấy bệnh Phenylketone niệu (PKU) được quy định bởi: A. gene trội trên nhiễm sắc thể giới tính X. B. gene lặn trên nhiễm sắc thể thường. C. gene trội trên nhiễm sắc thể thường. D. gene lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Câu 8: Sự thay đổi tần số allele của quần thể nhỏ diễn ra nhanh nhất do tác động của nhân tố đột biến nào? A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên. C. dòng gene. D. phiêu bạt di truyền. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, vai trò của dòng gene là A. làm thay đổi nhanh chóng tần số các allele. B. tạo ra các allele mới. C. đưa thêm allele mới vào quần thể. D. hình thành quần thể thích nghi. Câu 10: Loài Raphanus brassica là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n
muốn kiểm tra thai để sinh đứa thứ hai xem đó là thai bị bệnh hay là thể mang hay hoàn toàn không mang gene bệnh. Các mẫu DNA từ các thành viên trong gia đình và thai nhi được xét nghiệm PCR và điện di trên gel, kết quả như hình bên. Phát biểu tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp với kết quả ở hình bên allele Bố Mẹ Con đầu lòng Thai nhi A1 x x A2 x A3 x x x A4 x x A. Allele gây bệnh là A3 (allele A3 trội hoàn toàn so với A1). B. Thai nhi bị bệnh vì allele A3 trội hoàn toàn so với A4. C. Thứ tự trội lặn các allele lần lượt là A4 > A3 > A2 > A1. D. Thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh. Câu 15: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gene, gây ra bởi rối loạn quá trình sinh và tổng hợp ra melanin. Người mắc bệnh bạch tạng thường có da. mắt, tóc mang màu sắc nhạt. Đặc biệt, da của người mắc bệnh bạch tạng dễ bị bỏng nắng và ung thư. Ngoài ra, người mắc bệnh bạch tạng còn bị sợ ánh sáng, rối loạn thị giác và giảm thị lực. Khi nói về đột biến này, phát biểu nào sau đây là chính xác? A. gene này thuộc gene đa hiệu. B. gene bình thường lặn so với gene đột biến. C. gene đột biến trội hơn tất cả các gene khác quy định màu da, màu mắt, tóc của cơ thể. D. gene bình thường tồn tại trong cơ thể người bệnh nhưng bị gene đột biến át đi sự biểu hiện. Câu 16: Hình bên mô tả số lượng NST ở các tế bào của cơ thể bình thường và số lượng NST ở các tế bào của cơ thể đột biến thì tế bào cơ thể đột biến thuộc thể đột biến nào sau đây? A. Thể một. B. Thể ba. C. Thể đa bội. D. Thể tam bội. Dùng thông tin sau để trả lời 2 câu hỏi tiếp theo. Vườn chim độc đáo nằm trong rừng cây thưa ven hồ nước của Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Việt Yên). Vườn chim tự nhiên có 15 loài với hơn 10 nghìn cá thể. Từ năm 2022, nhà trường thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Hỗ trợ sinh sản cho các loài chim nước” bằng biện pháp làm