Nội dung text ĐỀ 30 - CHUẨN CẤU TRÚC MH 2025.pdf
VẬT LÝ KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2025 ĐỀ THAM KHẢO (Đề thi có ... trang) Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ....................................................... Số báo danh: ............................................................ PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Dòng điện Foucault không được dùng trong A. phanh điện từ B. mạ điện kim loại C. đồng hồ đo điện. D. lò cảm ứng điện. Câu 2: Dụng cụ nào sau đây chỉ hoạt động với dòng điện xoay chiều? A. Bóng đèn. B. Động cơ điện. C. Máy biến áp. D. Chuông điện. Câu 3: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí lí tưởng nhất định thì A. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối. B. thể tích tỉ lệ nghịch với áp suất. C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. D. thể tích tỉ lệ thuận với áp suất. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về nội năng là không đúng? A. Nội năng là nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. B. Nội năng của một vật có thể tăng lên hoặc giảm đi. C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng của vật bao gồm tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của phân tử ở thể khí? A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 6: Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải là phản ứng phân hạch? A. 1 235 95 138 1 0 92 40 52 0 n U Zr Te 3 n + → + + . B. 1 235 94 139 1 0 92 39 53 0 n U Y I 3 n + → + + . C. 2 3 4 1 1 1 2 0 H H He n + → + . D. 1 235 95 139 0 1 0 92 42 57 1 0 n U Mo La 7 e 2 n + → + + + − . Câu 7: Chỉ ra phát biểu sai. A. Trong vùng không gian có từ trường biến thiên theo thời gian thì trong vùng đó xuất hiện một điện trường xoáy. B. Điện trường biến thiên và từ trường biến thiên theo thời gian chuyển hóa lẫn nhau và cùng tồn tại trong không gian được gọi là điện từ trường. C. Trong sóng điện từ, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn dao động vuông pha với nhau. D. Trong sóng điện từ, phương của vectơ cường độ điện trường và phương của vectơ cảm ứng từ vuông góc với nhau. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 8 và Câu 9: Đường cong làm mát của naphthalene lỏng được thể hiện ở hình trên. Câu 8: Nhiệt độ nóng chảy của naphthalene khoảng A. 90 C B. 80 C C. 70 C D. 60 C Câu 9: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau. A. Trong giai đoạn BC , chỉ có naphthalene dạng lỏng. B. Trong giai đoạn BC , naphthalene không cung cấp năng lượng cho môi trường xung quanh. C. Trong giai đoạn AB naphthalene tồn tại ở cả thể lỏng và rắn. D. Naphthalene là chất rắn kết tinh. Mã đề thi 030
Câu 10: Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là? A. T T 2 1 . B. T T 2 1 = . C. T T 2 1 . D. Chưa kết luận được Sử dụng các thông tin sau cho Câu 11 và Câu 12 : Một vòng dây kín có diện tích 2 50dm đặt trong từ trường đều sao cho vectơ cảm ứng từ song song và cùng chiều với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng vòng dây. Độ lớn cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong hình. Câu 11: Từ thông qua vòng dây tại thời điểm t = 0,5 s là A. 0,125 Wb . B. 0,25 Wb . C. 0,5 Wb. D. 0,40 Wb . Câu 12: Độ lớn suất điện động cảm ứng sinh ra trong vòng dây bằng bao nhiêu? A. 0,25 V. B. -5 V . C. 2 V . D. 4 V . Câu 13: Một đoạn dây dẫn dài l = 0,2 m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn hợp với vectơ cảm ứng từ B một góc 30 = . Biết dòng điện qua dây là I 20 A = , cảm ứng từ 4 B 2.10 T − = . Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn: A. 3 2 10 N− . B. 3 10 N− . C. 4 4.10 N− . D. 4 10 N− . Câu 14: Hạt nhân của một trong các đồng vị của Nickel có kí hiệu 60 28 Ni . Cho các mô tả liên quan đến cấu tạo của 60 28 Ni như bảng bên dưới. Mô tả đúng là A. Mô tả 1 . B. Mô tả 2 . C. Mô tả 3 . D. Mô tả 4 . Câu 15: Biết khối lượng của các hạt proton, neutron và hạt nhân 23 11 Na lần lượt là 1,0073amu;1,0087 amu và 22,9838amu . Năng lượng liên kết của hạt nhân 23 11 Na là A. 0,1949MeV . B. 187,1MeV . C. 7,893MeV. D. 180,2MeV . Câu 16: Một lượng khí hydrogen đựng trong bình ở áp suất 3 atm , nhiệt độ 27 C . Đun nóng khí đến 127 C . Do bình hở nên 3 / 4 lượng khí thoát ra. Áp suất khí trong bình bây giờ là A. 2 atm . B. 0,75 atm. C. 1 atm. D. 4 atm . Câu 17: Sử dụng bình khí có áp suất 18 atm và thể tích 15 lít để bơm bóng bay (nhiệt độ của khí trong quá trình bơm không đổi). Nếu áp suất của mỗi quả bóng sau khi bơm hơi là 2,5 atm và thể tích là 1 lít thì số lượng bóng bơm được tối đa là A. 86 . B. 93 . C. 96. D. 108 . Câu 18: Pôlôni 210 84 Po phóng xạ và biến thành hạt nhân chì bền với chu kì bán rã 138 ngày. Ban đầu (t 0) = , một mẫu có 50% khối lượng là 210 84 Po , phần còn lại không có tính phóng xạ. Coi toàn bộ hạt sinh ra trong quá trình đều thoát ra khỏi mẫu. Lấy khối lượng các hạt nhân bằng số khối của chúng tính theo đơn vị amu. Tại thời điểm t 276 = ngày, so với tổng khối lượng của mẫu thì phần trăm khối lượng 210 84 Po chiếm trong mẫu có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 14,57%. B. 12,59%. C. 12,53%. D. 25,36% . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 . Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Động cơ nhiệt là một phát minh vĩ đại của nhân loại, nó mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới. Động cơ nhiệt là một ứng dụng của định luật I của nhiệt động lực học. Hình bên là sơ đồ nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt, bên trong động cơ có các tác nhân thực hiện quá trình sinh công (hơi nước, hỗn hợp nhiên liệu khí.). a) Quá trình truyền nhiệt từ nguồn nóng cho tác nhân làm cho nội năng của tác nhân tăng lên. b) Toàn bộ nhiệt lượng mà tác nhân nhận được từ nguồn nóng đều được biến thành công. c) Nếu không có nguồn lạnh thì nhiệt độ của tác nhân sẽ tăng lên rất nhanh và dẫn đến hỏng động cơ. d) Trong động cơ đốt trong, tác nhân là hỗn hợp khí trộn nhiên liệu trong xilanh. Câu 2: Một học sinh dùng bộ thí nghiệm chất khí (như hình vẽ) để kiểm chứng mối liên hệ giữa áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định trong quá trình đẳng nhiệt. Trong đó (1) là xilanh chứa khí có các vạch chia độ để xác định thể tích. Thể tích của lượng khí trong xilanh có thể thay đổi bằng cách di chuyển pit-tông (2). Áp kế (3) và giá đỡ (4). Mở nút cao su ở đáy xilanh để lấy khí, điều chỉnh pit-tông đến vị trí để trong xilanh chứa 20 ml không khí sau đó lắp chặt nút chai lại. a) Trình tự thí nghiệm: dùng tay ấn từ từ pit-tông xuống, đọc số liệu trên áp kế và ghi lại ở Bảng kết quả thí nghiệm. Lặp lại thao tác. b) Với các kết quả thu được từ Bảng kết quả thí nghiệm, mối liên hệ giữa áp suất và thể tích là pV 22 = ; trong đó p được tính bằng 5 10 Pa và V được tính bằng ml . c) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất p vào thể tích V trong hệ tọa độ pOV có dạng là một đường hyperbol. d) Thí nghiệm này đã kiểm chứng được định luật Boyle. Câu 3: Từ trường qua một vòng dây đơn, bán kính 12 cm điện trở R 18 = thay đổi theo thời gian như hình vẽ. Biết từ trường là đều và vuông góc với mặt phẳng vòng dây. a) Từ t = 0 s đến t 2 s = cuờng độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây có độ lớn là 0,2 mA . b) Từ t = 2 s đến t 4 s = cường độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây là 0,2 mA . c) Từ t = 4 s đến t 6 s = cường độ dòng điện cảm ứng trong vòng dây có độ lớn là 0,2 mA . d) Dòng điện cảm ứng trong khoảng thời gian 2 s đầu tiên và 2 s cuối cùng ngược chiều nhau. Câu 4: Vào tháng 4 năm 1986, một vụ tai nạn hạt nhân thảm khốc đã xảy ra tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Một lượng lớn các chất phóng xạ khác nhau đã được giải phóng và lan sang các nước láng giềng. Mức độ phóng xạ được ghi nhận ở các quốc gia này cao hơn nhiều so với độ phóng xạ cho phép. Một trong những đồng vị phóng xạ được giải phóng trong vụ tai nạn là Caesium137 (Cs-137) theo phương trình: 235 1 137 95 1 92 0 55 37 0 U n Cs Rb x n + → + + Cho khối lượng của một hạt nhân trong phản ứng trên U-235; Cs-137; Rb-95 và neutron lần lượt là 235,0439amu;136,9071amu ; 94,9399amu và 1,0087amu . Lấy 2 1amu 931,5MeV / c = . a) Giá trị của x trong phương trình là 3 . b) Hệ số nhân neutron trong lò phản ứng hạt nhân khi xảy ra tai nạn lớn hơn 1 . c) Năng lượng giải phóng trong quá trình phân hạch của một hạt nhân U235 theo phương trình trên xấp xỉ 159,1MeV . d) Chu kỳ bán rã của Cs-137 là 30 năm. Một mẫu đất nhiễm phóng xạ Cs 137 có độ phóng xạ 6 1,2 10 Bq thì sau 350 năm sẽ có độ phóng xạ nhỏ hơn 200 Bq . PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6 .