PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 11 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 2.docx

KIỂM TRA GIỮA HK 1 – HOÁ 11 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) I. Khung Đề Giữa Kì 1 Hóa 11 1. Hình thức: Trắc nghiệm + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm trả lời ngắn. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức: Cân Bằng Hóa Học, Nitrogen - Sulfur . - Cấu trúc: Cân Bằng Hóa Học (55%), Nitrogen - Sulfur (45%). (tỉ lệ này nhằm làm chuẩn, nếu quý thầy cô có thay đổi cho phù hợp với địa phương thì cần ghi rõ lại) - Số lượng câu hỏi: + Trắc nghiệm : Gồm 18 Câu. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. + Trắc nghiệm đúng sai: Gồm 4 Câu. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S). + Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Gồm 6 câu. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. II. Bảng Năng Lực Và Cấp Độ Tư Duy Đề Minh Họa Bảng Mẫu Theo Bộ Cấp Độ Dư Duy PHẦN I PHẦN II PHẦN III Biết Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng Biế t Hiểu Vận Dụng 1. Nhận thức hóa học 11 3 2 1 1 1 2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 1 3 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 1 4 2 5 3 1 Tổng 13 1 4 3 7 6 4 2 Điểm Tối Đa 4,5 4,0 1,5
SỞ GD&ĐT………………… TRƯỜNG THPT………………………… ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 3 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HÓA 11 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:……………………………………...…………. Số báo danh:……………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1.NB. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl 2 + H 2 . B. 2SO 2 + O 2 ⇌ 2SO 3 . C. C 2 H 5 OH + 3O 2 ot 2CO 2 + 3H 2 O. D. 2KClO 3 ot 2KCl + 3O 2 Câu 2.NB. Yếu tố nào sau đây không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 3.NB. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là cân bằng A. tĩnh. B. động. C. bền. D. không bền. Câu 4.NB. Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng? A. HClHCl. B. CH 3 COOH ⇌ CH 3 COO - + H + C. KOH ⇌ K + + OH - D. 3 344NaPO3NaPO. Câu 5.NB. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. CaCl 2 . B. HNO 3 . C. NaOH. D. C 12 H 22 O 11 . Câu 6.NB. Trong phương pháp chuẩn độ acid-base, thời điểm hai chất tác dụng vừa đủ với nhau hoàn toàn gọi là điểm A. nóng. B. tương đương. C. tọa độ. D. cân bằng. Câu 7.NB. Cho phương trình: CH 3 COOH + H 2 O ˆˆ†‡ˆˆ CH 3 COO - + H 3 O + Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid? A. CH 3 COOH. B. H 2 O. C. CH 3 COO - . D. H 3 O + . Câu 8.TH. Cho cân bằng (trong bình kín) sau: CO (g) + H 2 O (g) ⇌ CO 2 (g) + H 2 (g) o r298H < 0 Trong các yếu tố: (1) tăng nhiệt độ; (2) thêm một lượng hơi nước; (3) thêm một lượng H 2 ; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm thay đổi cân bằng của hệ là A. (1), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (4). Câu 9. VD. Cho các cân bằng sau: (1) H 2 (g) + I 2 (g) ⇀ ↽ 2HI(g)(4) 2HI(g) ⇀ ↽ H 2 (g) + I 2 (g) (2) 1 2 H 2 (g) + 1 2 I 2 (g) ⇀ ↽ HI(g) (5) H 2 (g) + I 2 (s) ⇀ ↽ 2HI(g) (3) HI(g) ⇀ ↽ 1 2 H 2 (g) + 1 2 I 2 (g) Ở nhiệt độ xác định, nếu K C của cân bằng (1) bằng 64 thì K C bằng 0,125 là của cân bằng A. (5). B. (2). C. (3). D. (4). Câu 10.VD. Có 4 dung dịch: Sodium chloride (NaCl), ancol ethylic (C 2 H 5 OH), acetic acid (CH 3 COOH), potassium sulfate ( K 2 SO 4 ) đều có nồng độ 0,1 mol/L. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau: A. NaCl < C 2 H 5 OH < CH 3 COOH < K 2 SO 4 . B. C 2 H 5 OH < CH 3 COOH < NaCl < K 2 SO 4 . C. C 2 H 5 OH < CH 3 COOH < K 2 SO 4 < NaCl. D. CH 3 COOH < NaCl < C 2 H 5 OH < K 2 SO 4 . Câu 11.NB. Trong khí quyển, nguyên tố nitrogen tồn tại chủ yếu dưới dạng chất nào sau đây?
A. NO 2 . B. N 2 . C. NO. D. NH 3 . Câu 12.NB. Cho vài giọt quỳ tím vào dung dịch NH 3 thì dung dịch chuyển thành A. màu hồng. B. màu vàng. C. màu đỏ. D. màu xanh. Câu 13. NB. Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO 3 đặc, nóng thu được khí X có màu nâu đỏ. Khí X là? A. N 2 . B. N 2 O. C. NO. D. NO 2 . Câu 14.NB. SO 2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây? A. Mưa acid. B. Hiệu ứng nhà kính. C. Hiệu ứng đomino. D. Sương mù. Câu 15. NB. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của dung dịch sulfuric acid đặc? A. Tính háo nước. B. Tính oxi hóa. C. Tính acid. D. Tính khử. Câu 16. NB.Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Na + , K + . B. Ca 2+ , Mg 2+ . C. NO 3 - , PO 4 3- . D. Cl - , SO 4 2- . Câu 17.VD. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ sau: Các khí X, Y, Z, T lần lượt là: A. NH 3 , HCl, O 2 , SO 2 . B. O 2 , SO 2 , NH 3 , HCl. C. SO 2 , O 2 , NH 3 , HCl. D. O 2 , HCl, NH 3 , SO 2 . Câu 18.VD. Có các thí nghiệm sau: (1) Khí SO 2 làm mất màu nước bromine. (2) Cho dung dịch BaCl 2 tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 thu được kết tủa màu trắng. (3) Nhôm (aluminium) tan trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội. (4) Sulfur là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước. (5) Sulfur và sulfur dioxide vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. (6) Khi phản ứng với hydrogen, sulfur thể hiện tính oxi hóa (7) Nước thải sinh hoạt là một trong các nguồn phát thải khí SO 2 . (8) Sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng vải sợi, bột giấy, sản xuất sulfuric acid và diệt nấm mốc. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1: Độ acid và độ kiềm của dung dịch có thể được đánh giá bằng nồng độ H + (Nồng độ H + càng cao thì pH càng nhỏ) hoặc quy về một giá trị gọi là pH (pH là chỉ số đánh giá độ acid hay base của một dung dịch) a.TH. Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ mol lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn. b.TH. Cho các dung dịch có cùng nồng độ: K 2 SO 3 (1), NaClO 4 (2), HNO 3 (3) Ca(OH) 2 (4). Chất có giá trị pH cao nhất là (1).
c.TH. Cho ba dung dịch có cùng giá trị pH: NH 3 (1) , Ca(OH) 2 (2) , KOH (3). Nồng độ mol các dung dịch được sắp xếp theo thứ tự giảm dần theo thứ tự là : (2),(3),(1). d. NB. Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H + nhỏ hơn và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn. Câu 2. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: NH 3 02(xt:Pt,t) O   X 2 O Y 22HO O   Z NaOH  T 0t  P. Biết X, Y, Z, T, P là các hợp chất chứa nitrogen. a. TH. NH 3 thể hiện tính khử. b.VD. X và T lần lượt N 2 O và NaNO 3 . c. VD. X và T lần lượt là NO 2 và HNO 3 . d.VD. Z và P lần lượt là HNO 3 và NaNO 2 . Câu 3. Sulfuric acid là hóa chất rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực, có hoạt tính hóa học rất mạnh. a. NB. Sulfuric acid đặc có tính háo nước, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da tay. b. TH. Khi pha loãng sulfuric acid đặc cần cho từ từ nước vào acid, không làm ngược lại gây nguy hiểm. c. TH. Khi bị bỏng sulfuric acid đặc, điều đầu tiên cần làm là xả nhanh chỗ bỏng với nước lạnh. d. TH.Sulfuric acid loãng có tính oxi hóa mạnh, khi tác dụng với kim loại không sinh ra khí hydrogen. Câu 4. Xét cân bằng trong bình kín có dung tích không đổi: X (g) 2Y (g) . Ban đầu cho 1 mol khí X vào bình, khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thấy: Tại thời điểm ở 35 0 C trong bình có 0,730 mol X; Tại thời điểm ở 45 0 C trong bình có 0,623 mol X. a. VD. Phản ứng thuận là phản ứng thu nhiệt. b. VD. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. c. VD. Thêm tiếp Y vào hỗn hợp cân bằng thì làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. d. NB. Thêm xúc tác thích hợp vào hỗn hợp cân bằng thì cân bằng vẫn không chuyển dịch. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1.TH. Cho các chất: Al 2 (SO 4 ) 3 , CH 3 COOH, CH 4 , AgCl, Fe(OH) 3 , C 6 H 12 O 6 , NH 3 , SO 3 , SiO 2 , KOH, H 2 O, CaSO 3 , H 2 S, H 3 PO 4 . Trong các chất trên, có a chất điện li trong đó gồm b chất điện li yếu và các chất điện limạnh. Tính giá trị a + b. Câu 2. TH. Ammonia 3(NH) được điều chế bằng phản ứng 223N(g)3H(g)2NH(g)ˆˆ†‡ˆˆ Ở t o C, nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là 223N=0,45M, H=0,14M, NH=0,62M . Tính hằng số cân bằng CK của phản ứng trên tại t o C. (làm tròn đến số thập phân hàng chục) Câu 3. VD. Một mẫu nước thải của nhà máy sản xuất có pH = 3. Để thải ra ngoài môi trường thì cần phải tăng pH lên từ 5,8 đến 8,6 (theo đúng qui định), nhà máy phải dùng vôi sống thải vào nước thải. Để nâng pH của 1,5 m 3 nước thải từ 3 lên 7 cần dùng m gam vôi sống . (Bỏ qua sự thủy phân của các muối nếu có).Tính giá trị m. Câu 4. TH. Cho phản ứng: Al+ HNO 3  → Al(NO 3 ) 3  + N 2 O + H 2 O. Khi cân bằng hệ số của HNO 3 là bao nhiêu? Câu 5. TH. Cho 50 ml dung dịch KOH 1M vào 20 ml dung dịch (NH 4 ) 2 SO 4 0,5M, đun nóng nhẹ thu được V lít khí ở đkc. Tính giá trị của V.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.