PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ TỔNG ÔN SỐ 1 (MÃ ĐỀ 258) 2024-2025.docx

Trang 1/ - Mã đề thi 258 NGUYỄN ANH SANG MÃ ĐỀ THI: 258 ĐỀ TỔNG ÔN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Năm học: 2024-2025 Học phần: Giáo dục học (EDUC2802) Số tín chỉ: 4 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) *Lưu ý: - Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (Google Form) - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ======================================================================== === Câu 1: “Ý thức học tập suốt đời” được trang bị cho học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông bậc nào sau đây? A. Tiểu học B. Trung học phổ thông C. Trung cấp nghề D. Trung học cơ sở Câu 2: Đâu KHÔNG PHẢI là một trong những tiêu chuẩn chung của giáo viên theo Điều 67, Luật Giáo dục (2019)? A. Phẩm chất, tư tưởng, đạo đức ở mức khá. B. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp. C. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm. D. Kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Câu 3: Theo Hồ Chí Minh, giáo dục phải góp phần đào tạo ra những người lao động mới, những con người xã hội chủ nghĩa có phẩm chất như thế nào? A. vừa đạo đức, vừa tinh thông B. vừa trí, vừa tài C. vừa giỏi, vừa khiêm nhường. D. vừa hồng, vừa chuyên Câu 4: Thời kỳ nguyên thủy, loài người muốn tồn tại thì phải học cách săn bắt, hái lượm để sống, điều này nói lên tính chất gì của giáo dục trong giai đoạn này? A. Tự phát B. Chủ động C. Sinh tồn D. Khoa học Câu 5: Điền vào chỗ trống trong câu sau: “Giáo viên là _________ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của đất nước.” A. Lực lượng hỗ trợ B. Lực lượng gián tiếp C. Lực lượng trực tiếp D. Lực lượng đắc lực Câu 6: Đâu KHÔNG PHẢI là một trong những năng lực thuộc nhóm năng lực tổ chức dạy học và giáo dục? A. Nghiên cứu khoa học và sư phạm ứng dụng B. Tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục C. Đánh giá kết quả dạy học và giáo dục D. Thiết kế kế hoạch dạy học và giáo dục. Câu 7: Đâu là một trong những loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm? A. Sinh hoạt lửa trại B. Sinh hoạt tập thể C. Sinh hoạt đoàn thanh niên D. Sinh hoạt dưới cờ Câu 8: Chủ thể nào là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, quản lí các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường? A. Chi bộ Đảng B. Tổ chuyên môn C. Hội đồng trường D. Hiệu trưởng Câu 9: Sau ngày 2/9/1945, nhờ các chính sách kịp thời của Đảng Cộng sản Việt Nam như phong trào Nha Bình dân học vụ,… trình độ dân trí của nhân dân được củng cố và có sự cải thiện. Kết quả là chỉ sau 1 năm phát động, trên 2,5 triệu người biết đọc, biết viết. Điều này thể hiện chức năng gì của giáo dục? A. Chính trị - tư tưởng B. Văn hóa – xã hội C. Kinh tế - sản xuất D. Quốc phòng – an ninh Câu 10: Mục đích của “hoạt động sư phạm” là gì? A. Giáo dục phát triển toàn diện nhân cách. B. Yêu cầu học sinh thực hiện các hoạt động học tập phù hợp. C. Dìu dắt học sinh trên giảng đường học tập. D. Truyền thụ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm. Câu 11: Đâu KHÔNG PHẢI là quyền của nhà giáo được quy định trong Luật Giáo dục (2019)? A. Được giảng dạy theo chuyên môn của bản thân B. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. C. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học. D. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Câu 12: Đâu là phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên phổ thông? A. Thế giới quan bất định B. Lập trường, tư tưởng dễ bị dao động C. Tính vô kỷ luật D. Tình cảm trong sáng và cao thượng Câu 13: Giáo viên làm cầu nối chủ yếu giữa các lực lượng nào sau đây trong nhà trường? A. Tổ trưởng – thành viên lớp học B. Ban giám hiệu nhà trường – Lực lượng bảo vệ
Trang 2/ - Mã đề thi 258 C. Tập thể học sinh – Tập thể lao công D. Tập thể học sinh – Ban giám hiệu nhà trường Câu 14: Vì sao giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu tập thể học sinh? A. Làm cho hoạt động thực hiện chương trình giáo dục B. Giúp hình thành một số phẩm chất bổ trợ cho học sinh C. Vạch ra phương hướng phát triển đi lên của tập thể D. Nắm được tình hình của lớp học Câu 15: Giáo dục hiện diện trong tất cả các chế độ, các giai đoạn lịch sử. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính xã hội - lịch sử B. Tính giai cấp C. Tính phổ biến và vĩnh hằng D. Tính nhân văn Câu 16: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò gì đối với lớp học? A. Người đưa đò B. Người quát tháo C. Người dùng vũ lực để quản lí lớp học D. Người cố vấn Câu 17: Cô A ở trường THPT X đang là GVCN ở lớp 10A1, cô thường xuyên bị học sinh góp ý khi hay nói chuyện lớn tiếng, ngữ điệu đe dọa. Hỏi ra nguyên nhân thì được biết cô vốn không muốn làm chủ nhiệm lớp 10A1. Theo anh/chị, cô A nên rèn luyện điều gì? A. Khả năng tiếp thu trong giao tiếp ứng xử sư phạm B. Khả năng hoạch định chính sách giáo dục cho lớp học C. Khả năng cân bằng giữa việc giảng dạy và quản lí lớp học D. Khả năng định hướng đường lối phát triển Câu 18: Giáo dục giúp cho mọi thành viên trong xã hội có cơ hội mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách,.. góp phần giúp người lao động khôi phục sức khỏe, năng lượng để làm việc. Điều này thể hiện chức năng gì của giáo dục? A. Chính trị - tư tưởng B. Văn hóa – xã hội C. Kinh tế - sản xuất D. Quốc phòng – an ninh Câu 19: Thời gian thực học 1 năm học là bao nhiêu tuần? A. 36 B. 35 C. 34 D. 33 Câu 20: Đâu KHÔNG PHẢI là biện pháp để giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho lớp học? A. Đổi mới nội quy liên tục B. Phát động phong trào thi đua C. Bồi dưỡng học sinh giỏi D. Xây dựng nề nếp nghiêm túc Câu 21: Việc xây dựng kế hoạch phát triển tập thể học sinh đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có năng lực gì? A. Khả năng giao tiếp tốt B. Tìm hiểu tập thể học sinh và tập thể lớp C. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện D. Chỉ đạo các hoạt động phát triển tập thể học sinh Câu 22: H là học sinh lớp 10/5 do thầy D chủ nhiệm. Thời gian gần đây, H thường xuyên la cà quán net ở trước cổng trường mà không lo học tập, thầy D đã liên hệ với phụ huynh của H để cùng nhau hỗ trợ, giúp đỡ H học tập mà không lâm vào nghiện game. Điều này thể hiện vai trò gì của giáo viên chủ nhiệm? A. Phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường B. Định hướng học sinh theo các chuẩn mực đạo đức. C. Quản lí học sinh D. Đại diện cho nhà trường để khuyên bảo học sinh Câu 23: Đâu KHÔNG PHẢI cách thức để giáo viên chủ nhiệm có thể tìm hiểu tập thể học sinh? A. Nghiên cứu hồ sơ học sinh B. Thực hiện bài kiểm tra lấy điểm quá trình C. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động D. Tổ chức viết tâm thư Câu 24: Giáo dục phổ thông gồm có các cấp nào? A. Trung học cơ sở, trung học phổ thông, cao đẳng. B. Trung học phổ thông, tiểu học, trung học cơ sở. C. Nhà trẻ, trung học cơ sở, sau đại học. D. Tiểu học, nhà trẻ, trung học cơ sở. Câu 25: Đâu là đặc trưng riêng biệt, chủ yếu của hoạt động giáo dục? A. Đòi hỏi tính kiên trì, lâu dài khi tiến hành. B. Sự diễn ra liên tục một chuỗi các hiện tượng, các tình huống dạy học và giáo dục. C. Biểu hiện thông qua hoạt động của con người. D. Thể hiện tính tất yếu trong sự phát triển của xã hội. Câu 26: Loại hình nào sau đây giúp học sinh phát triển các năng khiếu đặc biệt, tạo cơ hội để học sinh chia sẻ hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm của bản thân? A. Hoạt động giáo dục theo chủ đề B. Sinh hoạt dưới cờ C. Hoạt động câu lạc bộ D. Sinh hoạt lớp Câu 27: Cô B khi thấy một số học sinh bắt nạt bạn bè thì đã can thiệp và có những nhắc nhở, lưu ý, khuyên bảo nhằm giúp học sinh nhận ra sự sai trái của hành vi ấy. Điều này phản ánh rõ nhất tính chất gì trong hoạt động giáo dục? A. Tính mục đích B. Tính phức hợp, lâu dài C. Tính thống nhất biện chứng D. Tính cá biệt Câu 28: Tại tiết học Vật lý của thầy S, cứ sau mỗi phần, thầy hay đặt ra các câu hỏi để giúp học sinh củng cố kiến thức từ đầu buổi đến thời điểm dạy để giúp học sinh nhớ lâu, nhớ sâu và khắc ghi bản chất. Điều này phản ánh nguyên tắc gì trong hoạt động giáo dục? A. Tôn trọng nhân cách kết hợp với yêu cầu hợp lí đối với học sinh. B. Hoạt động giáo dục phối hợp giáo dục nhà trường với gia đình, xã hội. C. Hoạt động giáo dục phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân học sinh D. Tính hệ thống, tính liên tục trong hoạt động giáo dục Câu 29: Tập thể học sinh giúp người học hình thành phẩm chất chủ yếu nào sau đây? A. Sự khéo tay B. Sự trung thực C. Ý thức trách nhiệm D. Sự nhanh nhạy Câu 30: Công cụ đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nào sau đây KHÔNG thuộc phương pháp trắc nghiệm? A. Bảng KWLH B. Bảng câu hỏi tự luận ngắn C. Phiếu ghi chép D. Bảng câu hỏi trắc nghiệm khách quan Câu 31: Điểm khác biệt của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) so với hoạt động ngoài giờ lên lớp (2006) là gì? A. Chiếm một số lượng tiết nhất định B. Rèn luyện nhân cách
Trang 3/ - Mã đề thi 258 C. Được xem như một môn học D. Chú trọng rèn luyện phẩm chất cho học sinh Câu 32: Hoạt động sư phạm là một dạng lao động sản xuất như thế nào? A. Vật chất B. Phi vật chất C. Có hệ thống D. Có chủ đích Câu 33: Yêu cầu cần đạt nào sau đây trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) KHÔNG THUỘC mạch nội dung “Hoạt động hướng đến bản thân”? A. Thể hiện sự chăm sóc đến các thành viên trong gia đình B. Nhận diện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau C. Tuân thủ kỷ luật, quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng D. Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân Câu 34: Đâu KHÔNG PHẢI là quyền hạn của giáo viên trung học theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (2020)? A. Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có). B. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,… C. Được thay đổi chức danh nghề nghiệp. D. Được nhận ý kiến trong quá trình thực hiện chuyên môn Câu 35: Tỷ trọng mạch nội dung “Hoạt động hướng đến tự nhiên” trong chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS là bao nhiêu phần trăm (%) A. 20% B. 25% C. 15% D. 30% Câu 36: Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu hóa, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số mấy về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.”? A. 27-NQ/TW ngày 7 tháng 11 năm 2013 B. 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 C. 29-NQ/TW ngày 7 tháng 11 năm 2013 D. 27-NQ/TWngày 4 tháng 11 năm 2013 Câu 37: Đâu KHÔNG THUỘC loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm có tính số tiết? A. Sinh hoạt dưới cờ B. Hoạt động giáo dục theo chủ đề C. Hoạt động câu lạc bộ D. Sinh hoạt lớp Câu 38: Tại trường THPT X, các thầy cô dạy các môn Ngữ Văn và Tiếng Anh được bố trí hoạt động chung, chịu trách nhiệm giảng dạy và tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học do mình phụ trách. Đây là ví dụ cụ thể của thành phần nào trong nhà trường? A. Tổ chuyên môn B. Tổ Văn phòng C. Tổ công tác chính trị D. Tổ khen thưởng Câu 39: Vì sao giáo dục là một hiện tượng tất yếu? A. Giáo dục tạo ra các giá trị tinh thần phục vụ nhu cầu của con người. B. Giáo dục giúp giúp cho loài người trở thành loài người đúng nghĩa. C. Giáo dục giúp loài người có được những quan điểm phiến diện về thế giới. D. Giáo dục đảm bảo cho loài người có đủ thức ăn để sinh tồn. Câu 40: Năm 1911, Rutherford đề xuất lên mẫu hành tinh nguyên tử. Năm 1913, Bo đã vận dụng thuyết lượng tử ánh sáng vào hệ thống nguyên tử và đề ra mẫu nguyên tử và hai tiên đề mang tên mình. Điều này thể hiện rõ nhất tính chất gì trong quá trình lĩnh hội kinh nghiệm xã hội? A. Tính phân loại B. Tính tự giác C. Tính nguyên vẹn D. Tính kế thừa Câu 41: Đâu KHÔNG PHẢI là mục đích của việc kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm? A. Thu thập các thông tin về sự tiến bộ của học sinh trong và sau hoạt động trải nghiệm B. Định hướng học sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân C. Căn cứ để chính giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lí nhà trường điều chỉnh, hạn chế bớt việc tổ chức thường xuyên D. Thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt Câu 42: Khi xây dựng bài học, nhà giáo dục cần xác định mục đích và mục tiêu giáo dục rõ ràng, cụ thể. Điều này thể hiện: A. Giáo dục kích thích người học phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng. B. Giáo dục duy trì sự can thiệp đơn lẻ của nhà trường trong việc giáo dục nhân cách. C. Giáo dục định hướng cho việc tổ chức giáo dục phát triển cá nhân. D. Giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác của môi trường giáo dục. Câu 43: Giáo dục và nhà trường trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là công cụ chuyên chính của công nhân. Điều này thể hiện tính chất gì của giáo dục? A. Tính phổ biến và vĩnh hằng B. Tính xã hội - lịch sử C. Tính nhân văn D. Tính giai cấp Câu 44: Đâu KHÔNG PHẢI là nội dung cần đánh giá trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp dưới hình thức sinh hoạt lớp? A. Động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh B. Số giờ tham gia hoạt động C. Việc thực hiện có hiệu quả, có kết quả hoạt động chung của tập thể D. Sự thụ động của học sinh cho các hoạt động tập thể Câu 45: Đâu KHÔNG PHẢI là phẩm chất có thể được hình thành trong tập thể học sinh? A. Tinh thần tập thể B. Sự ngăn nắp C. Tinh thần cộng tác D. Đoàn kết Câu 46: Động từ nào sau đây mô tả cấp độ nhận thức “vận dụng” trong thiết kế mục tiêu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp thuộc chương trình hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (2018) ? A. nhận diện được B. làm quen được C. có ý thức D. đánh giá được Câu 47: Đâu là một trong những định hướng để giáo viên có thể phát triển nghề nghiệp? A. Giáo viên xem các bản tin thời sự trên truyền hình. B. Giáo viên tham gia sinh hoạt tại tổ, nhóm chuyên môn. C. Giáo viên tham gia các buổi tọa đàm về nâng cao đạo đức của học sinh D. Giáo viên tham gia các hoạt động công ích Câu 48: Hoạt động nào có chức năng trội là tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội, rèn luyện kỹ năng sống,…? A. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp B. Hoạt động dạy học C. Hoạt động giáo dục D. Hoạt động tự giáo dục của học sinh
Trang 4/ - Mã đề thi 258 Câu 49: Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu là bao nhiêu năm? A. 1-2 năm B. 2-3 năm C. 4-5 năm D. 3-4 năm Câu 50: Nền giáo dục Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Điều này thể hiện chức năng gì của giáo dục? A. Văn hóa – xã hội B. Kinh tế - sản xuất C. Chính trị - tư tưởng D. Quốc phòng – an ninh ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.