Nội dung text (CD)-Bài 29. Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người.pdf
Chủ đề 7: CƠ THỂ NGƯỜI BÀI 29: DINH DƯỠNG VÀ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 8 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng và mối quan hệ giữa tiêu hóa, dinh dưỡng. - Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp. - Phân tích được nguyên tắc lập khẩu phần; Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình. - Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa, phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa. - Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp phòng, chống các bệnh về tiêu hóa. - Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; - Thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng. 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về dinh dưỡng và tiêu hóa. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về dinh dưỡng và tiêu hóa. + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về dinh dưỡng và tiêu hóa, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo; - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được khái niệm dinh dưỡng, chất dinh dưỡng và mối quan hệ giữa tiêu hóa, dinh dưỡng. + Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp.
+ Phân tích được nguyên tắc lập khẩu phần. + Kể tên và nêu được chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa, phân tích được sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa. + Nêu được một số bệnh về đường tiêu hóa và biện pháp phòng, chống các bệnh về tiêu hóa. + Trình bày được một số vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề xuất được các biện pháp lựa chọn, bảo quản, chế biến, chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình; - Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện được một dự án liên quan đến tiêu hóa và dinh dưỡng. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được chế độ dinh dưỡng cho bản thân và những người trong gia đình. 3. Về phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh: thức ăn, hệ tiêu hóa, biểu hiện sâu răng, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng... - Máy chiếu, bảng nhóm; - Link tư liệu video: + Hoạt động tiêu hóa ở người: https://www.youtube.com/watch?v=yiH7t6wpx7U + Tư liệu về thực phẩm bẩn và hậu quả: https://www.youtube.com/watch?v=8h2aP_5Yne0 - Phiếu học tập: Phiếu học tập 1 Nghiên cứu thông tin SGK trang 140, video tư liệu để thấy sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, hoàn thành nội dung bảng sau: Bảng tóm tắt hoạt động tiêu hóa ở người Quá trình tiêu hóa Cơ quan tham gia Hoạt động tiêu hóa chính Tiêu hóa ở khoang miệng Tiêu hóa ở dạ dày Tiêu hóa ở ruột non Tiêu hóa ở ruột già và trực tràng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Phương pháp trực quan. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, phân tích video. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về dinh dưỡng và tiêu hóa. b) Nội dung: Tổ chức trả lời nhanh bằng kĩ thuật tia chớp, mỗi HS trả lời câu hỏi trong 5giây, câu trả lời không trùng với câu trả lời của bạn trước đó. (?) Kể tên 1 loại thức ăn mà em thích? (một thư kí ghi nhanh kết quả trên bảng) (?) Trong các loại thức ăn trên loại nào em nên ăn thường xuyên, loại nào nên hạn chế ăn? Vì sao? c) Sản phẩm: Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân và có sự điều chỉnh trong quá trình học. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tổ chức trả lời nhanh bằng kĩ thuật tia chớp, mỗi HS trả lời câu hỏi trong 5 giây, câu trả lời không trùng với câu trả lời của bạn trước đó. (?) Kể tên 1 loại thức ăn mà em thích? (?) Trong các loại thức ăn trên loại nào em nên ăn thường xuyên, loại nào nên hạn chế ăn? Vì sao? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Cá nhân đưa ra ý kiến bản thân trả lời câu hỏi Thực hiện trả lời câu hỏi Báo cáo kết quả: Chọn 1-2 tổ bất kì tham gia trả lời. Đại diện 1 số HS phát biểu quan điểm cá nhân. Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng hợp lí (50 phút) Hoạt động 2.1.1: Tìm hiểu về dinh dưỡng và chất dinh dưỡng (20 phút)
a) Mục tiêu: - Nêu được khái niệm chất dinh dưỡng và dinh dưỡng. - Đọc và hiểu được ý nghĩa của các thông tin ghi trên nhãn hiệu bao bì thực phẩm và biết cách sử dụng thực phẩm đó một cách phù hợp. b) Nội dung: GV chiếu hình 29.1, yêu cầu HS quan sát + hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Câu 1: Qua quá trình tiêu hóa, chất dinh dưỡng trong súp lơ xanh được biến đổi thành những chất gì để tế bào và cơ thể có thể hấp thụ được? Câu 2: Em hãy cho biết: Dinh dưỡng là gì? Chất dinh dưỡng là gì? - GV chiếu hình 29.2, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi: Câu 3: quan sát hình 29.2: Hình 29.2. Bảng thông tin dinh dưỡng của một chiếc bánh trong hộp bánh