PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ SỐ 4.docx

ĐỀ SỐ 4 Câu 1. ( 5 điểm) “Chiến tranh đã lôi kéo tất cả người dân tại các nước tham chiến. Phụ nữ phải đi làm để sản xuất vũ khí và duy trì hoạt động của các ngành kinh tế, trong khi nam giới phải chiến đấu ngoài chiến trường”.(Kingfisher, Bách khoa thư lịch sử, Nguyễn Đức Tĩnh và Ngô Minh Châu dịch, NXB Thế giới, Hà Nội, 2016, tr.396) Thông qua đoạn tư liệu em hãy: • Trình bày nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. • Hãy phân tích hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. • Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. Câu 2 ( 4 điểm) a. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. Hãy chỉ ra những bài học quý báu của cuộc cách mạng? b. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định” Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại” Em hiểu thế nào về thời đại mới trong lời khắng định trên? Câu 3: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm phần lớn của triều đình nhà Nguyễn”. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định này. Nếu là một người có trọng trách trong triều Nguyễn em sẽ làm gì để nước ta không rơi vào tay thực dân Pháp? Câu 4: (6 điểm): Trình bày những hiểu biết của em về trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. ĐÁP AN Câu Nội dung Điểm 1 a.Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ nhất. * Nguyên nhân sâu xa: - Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: + Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882 + Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907. => Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân 0,25 0,5
tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa. 0,25 * Nguyên nhân trực tiếp + Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị ám sát ở Xéc-bi  + Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 1-8-1914, chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới. 0,5 0,5 • Hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với lịch sử nhân loại. * Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi của khối Hiệp ước, song đã gây thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại: - Lôi cuốn 38 nước trực tiếp tham chiến và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa. - Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương - Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ... - Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 85 tỉ USD. * Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất: - Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi (các đế quốc: Đức, Nga, Áo – Hung  tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…) - Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản: + Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản + Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. + Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,… + Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ. - Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn” - Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. - Trong quá trình chiến tranh, thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. c. Liên hệ: trách nhiệm của bản thân trong việc chống chiến tranh và bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay: - Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hoà bình, tránh để xẩy ra chiến tranh. + Ủng hộ xây dựng môi trường hoà bình để phát triển kinh tế, văn hoá,
phản đối chiến tranh; + Có ý thức bảo vệ hoà bình mọi lúc mọi nơi, tuỳ vào khả năng của mình: tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch +Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới + Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da. +Trước mắt là phải tích cực học tập tốt để trở thành công dân tốt có ích cho xã hội a. Bài học quý báu từ sự thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga - Sự bùng nổ, quá trình phát triển và giành thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam. Ví dụ như: + Bài học về vai trò lãnh đạo cách mạng: cách mạng muốn thành công cần có sự lãnh đạo của một đảng biết vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước mình (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã khẳng định: “lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng, vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”). + Bài học về lực lượng cách mạng: trong lực lượng toàn dân tộc, chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vai trò động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Cách mệnh Nga dạy chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy công nông làm gốc”. + Bài học về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng và chú trọng đến việc tạo thời cơ và chớp thời cơ cách mạng. b” Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sủ nhân loại” Em hiểu thế nào về thời đại mới trong lời khắng định trên - Cách mạng Tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cách mạng Tháng Mười Nga đã xóa bỏ giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới - Nó báo hiệu quá trình cải tạo thế giới theo chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã bắt đầu. Sự xuất hiện của Liên Xô - một kết quả trực tiếp của cuộc Cách mạng Tháng  Mười Nga vĩ đại năm 1917, đã xóa bỏ nước Nga Sa hoàng và dựng lên một nước Nga mới - Nước Nga Xô viết,
đưa giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân Nga lên nắm chính quyền; biến ước mơ, nguyện vọng hàng ngàn năm của quần chúng lao động về một chế độ xã hội không còn bóc lột, áp bức, bất công và nhân dân làm chủ trở thành hiện thực. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, một thời đại mới mở ra - Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới 3 Có ý kiến cho rằng: “Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của phần lớn triều đình nhà Nguyễn”. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định này. Nếu là một người có trọng trách trong triều Nguyễn em sẽ làm gì để nước ta không rơi vào tay thực dân Pháp? Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm của phần lớn triều đình nhà Nguyễn: Đồng ý với nhận định này. - Thế kỉ XIX CNTB phương Tây phát triển mạnh cần thị trường, thuộc địa thì nhiều quốc gia phương Đông cũng như VN phải đương đầu với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước đế quốc. Các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đứng trước 2 con dường: 1) cải cách duy tân để phát triển đất nước, 2) tiếp tục duy trì chính sách cai trị cũ. + Từ giữa thế kỉ XIX trước vận nước nguy nan nhiều quan lại, sĩ phu tiến bộ đề xuất cải cách mong muốn đất nước giàu mạnh thoát khỏi họa xâm lăng nhưng nhà Nguyễn từ chối con đường thứ nhất này… + Nhà Nguyễn lựa chọn con đường thứ 2 vẫn thi hành các chính sách cai trị cũ. Tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân, “bế quan tỏa cảng”, cấm đạo giết đạo… Khiến tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân, không tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân, tạo cơ hội cho thực dân Pháp xâm lược nước ta. - Trong quá trình kháng chiến chống Pháp phạm nhiều sai lầm: + Thiên về phòng ngự, thủ hiểm nên bỏ lỡ nhiều cơ hội để thắng Pháp ( năm 1860 Quân Pháp chỉ có 1000 tên phải phòng thủ trên chiến tuyến 10 km; Trận cầu Giấy lần thứ nhất năm 1874 và trận cầu Giấy lần thứ 2 năm 1882) + Không biết phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, không phối hợp với nhân dân đánh giặc thậm chí bỏ rơi, ngăn cản cuộc kháng chiến của nhân dân ta. + Vì lợi ích dòng họ nhà Nguyễn chủ trương thỏa hiệp với Pháp đi từ nhượng bộ đến đầu hàng bằng việc lần lượt kí các hiệp ước ( Nhâm Tuất 1862, Giáo tuất 1874, Hác Măng 1883 và Pa-tơ-nôt 1884) - Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp có những vị vua và quan lại đã nêu cao tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.