PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Toán 5 KNTT - bài 20. Phép trừ số thập phân.docx

Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/… BÀI 20: PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN (2 tiết) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ: - Thực hiện được phép trừ số thập phân. - Vận dụng được việc trừ số thập phân để giải quyết một số tình huống thực tế. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Năng lực riêng: - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Qua thực hành, luyện tập. - Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân. - Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận. - Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên
- Giáo án. - Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5. - Máy tính, máy chiếu. - Bảng phụ. 2. Đối với học sinh - SHS. - Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TIẾT 1: PHÉP TRỪ SỐ THẬP PHÂN A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chiếu hình ảnh Khởi động và yêu cầu HS quan sát, đọc bóng nói và trả lời một số câu hỏi sau. - GV nêu câu hỏi: + Năm ngoái, thành tích nhảy xa của Nam là bao nhiêu mét? + Năm nay, thành tích nhảy xa của Nam là bao nhiêu mét? + Muốn biết được thành tích năm nay của Nam hơn thành tích năm ngoái là bao nhiêu 4,43 4,16  4,43 4,16 0 27  0,27 16,4 43,4  - HS lắng nghe, thực hiện yêu cầu của GV. - HS trả lời: + Năm ngoái, thành tích nhảy xa của Nam là 4,16 m. + Năm nay, thành tích nhảy xa của Nam là 4,43 m. 61,69 1,8 49,63  1,9 3,9 8,5  0,91 1,62 53,2  9,46 8,5 96,17  3,13 1,08 21,4  3,45 7,2 15,6  80,84 5,06 85,9 
mét, ta thực hiện phép tính gì? + Em có nhận xét gì về số bị trừ và số trừ của phép tính trên? - GV đặt vấn đề: “Để tính được kết quả của phép tính 4,43 – 4,16, ta làm như thế nào?” - GV giới thiệu: “Ở buổi học trước, các em đã được học cách cộng hai số thập phân. Vậy thực hiện phép trừ hai số thập phân như thế nào, có tương tự phép cộng hai số thập phân? Chúng ta cùng đến với bài học hôm nay “Bài 20: Phép trừ số thập phân”. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: Thực hiện được phép trừ số thập phân. b. Cách thức tiến hành - GV đặt vấn đề: Thực hiện phép tính: 4,43 – 4,16 = ? (m) - GV dẫn dắt: “Để tìm kết quả của phép trừ này, ta có thể chuyển về phép trừ hai số tự nhiên không?” - GV hướng dẫn HS thực hiện: + Đổi các số đo độ dài về đơn vị xăng – ti – mét. + Thực hiện trừ số đo độ dài (là các số tự nhiên). + Đổi kết quả số đo độ dài vừa tìm được về đơn vị mét. .- GV đặt câu hỏi: “Vậy thực hiện trừ hai số thập phân như thế nào?” - GV giới thiệu cách đặt tính và thực hiện trừ + Ta thực hiện phép tính trừ. 4,43 – 4,16 + Đây là phép trừ hai số thập phân. - HS chú ý nghe, hình thành động cơ học tập. - HS trả lời: + 4,43 m = 443 cm; 4,16 m = 416 cm + 443 – 416 = 27 cm + 27 cm = 0,27 m.
hai số thập phân: Ta thực hiện như sau: + Đặt tính sao cho các chữ số ở cùng hàng thì thẳng cột. + Thực hiện phép trừ như trừ hai số tự nhiên. + Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ. - GV yêu cầu HS nhận xét điểm giống và khác nhau khi thực hiện đặt tính cộng, trừ hai số thập phân. - GV cho HS thực hiện phép tính sau: 63,49 – 1,8 = ? - GV yêu cầu HS thực hiện phép tính vào vở. - GV mời HS có kết quả nhanh nhất trình bày bài làm. - GV nhận xét, chữa bài cho HS. - HS lắng nghe, ghi chép bài vào vở. - HS trả lời: + Giống: Đặt các chữ số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, thực hiện phép tính như các số tự nhiên và viết dấu phẩy ở kết quả thẳng cột với dấu phẩy của các số. + Khác: khác phép tính. - HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.