Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 6 (Đề số 2).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. tốc độ tức thời. D. quá trình hoá học. Câu 2. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí như sau: H 2 + Cl 2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là A. 22HClHClCCC v. ttt B. 22HClHClCCC v. ttt C. 22HClHClCCC v. ttt D. 22HClHClCCC v. tt2t Câu 3. Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. chất xúc tác. D. diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 4. Có phương trình phản ứng: 2X(g)Y(g)Z(g) . Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k[X] 2 .[Y]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ của chất ban đầu. B. Nồng độ của chất sản phẩm. C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác. Câu 6. Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia. C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột. Câu 7. Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc. C. chậm dần cho đến khi kết thúc. D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng. Câu 8. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian? A. B. C. D. Câu 9. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Mã đề thi: 602
Câu 10. Cách nào sau đây sẽ làm củ khoai tây chín nhanh nhất? A. Luộc trong nước sôi. B. Hấp cách thuỷ trong nồi cơm. C. Nướng ở 180°C. D. Hấp trên nồi hơi. Câu 11. Hiện tượng nào dưới đây thể hiện ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng? A. Thanh củi được chẻ nhỏ hơn thì sẽ cháy nhanh hơn. B. Quạt gió vào bếp than để thanh cháy nhanh hơn. C. Thức ăn lâu bị ôi thiu hơn khi để trong tủ lạnh. D. Các enzyme làm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Câu 12. Cho một viên đá vôi nặng 1 gam vào dung dịch HCl 2 M, ở nhiệt độ 25 ℃. Biến đổi nào sau đây không làm bọt khí thoát ra mạnh hơn? A. Tăng thể tích dung dịch HCl lên gấp đôi. B. Thay viên đá vôi bằng 1 gam bột đá vôi. C. Thay dung dịch HCl 2 M bằng dung dịch HCl 4 M. D. Tăng nhiệt độ lên 50 o C. Câu 13. Ở cùng một nồng độ và khối lượng của Al là như nhau, hãy cho biết phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất? A. Al(s) + NaOH(aq) ở 25 o C. B. Al(s) + NaOH(aq) ở 30 o C. C. Al(s) + NaOH(aq) ở 40 o C. D. Al(s) + NaOH(aq) ở 50 o C. Câu 14. Đối với phản ứng: A + 3B 2C, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C. B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C. C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C. D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C. Câu 15. Cho phản ứng thủy phân tinh bột có xúc tác là HCl. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. HCl không tác dụng với tinh bột trong quá trình phản ứng. B. Nếu nồng độ HCl tăng, tốc độ phản ứng tăng. C. Khi không có HCl, phản ứng thủy phân tinh bột vẫn xảy ra nhưng tốc độ chậm. D. Nồng độ HCl không đổi sau phản ứng. Câu 16. Một phản ứng có hệ số nhiệt độ Van’t Hoff là 2. Hỏi tốc độ của phản ứng đó tăng lên bao nhiêu lần khi nâng nhiệt độ lên từ 20 o C đến 60 o C? A. 2 lần. B. 8 lần. C. 16 lần. D. 32 lần. Câu 17. Xét phản ứng phân hủy N 2 O 5 trong dung môi CCl 4 ở 45 o C: N 2 O 5 → N 2 O 4 + O 2 Ban đầu nồng độ của N 2 O 5 là 2,33M, sau 184 giây nồng độ của N 2 O 5 là 2,08M. Tốc độ trung bình của phản ứng tính theo N 2 O 5 là A. 2,72.10 −3 mol/(L.s). B. 1,36.10 −3 mol/(L.s). C. 6,80.10 −3 mol/(L.s). D. 6,80.10 −4 mol/(L.s). Câu 18. Xét phản ứng sau: 2ClO 2 + 2NaOH NaClO 3 + NaClO 2 + H 2 O Tốc độ phản ứng được viết như sau: 2xy ClONaOHvk.C.C . Thực hiện phản ứng với những nồng độ chất đầu khác nhau và đo tốc độ phản ứng tương ứng thu được kết quả trong bảng sau: STT Nồng độ ClO 2 (M) Nồng độ NaOH (M) Tốc độ phản ứng (mol/(L.s)) 1 0,01 0,01 2.10 -4 2 0,02 0,01 8.10 -4 3 0,01 0,02 4.10 -4 Giá trị của x và y trong biểu thức tốc độ phản ứng là A. 1 và 2. B. 2 và 1. C. 2 và 3. D. 3 và 2.