PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 7.docx

Trường THCS KHBD Ngữ văn 6 Giáo viên: 1 Năm học: 2021 - 2022 TÊN BÀI DẠY: BÀI 7 GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG Môn học: NGỮ VĂN Thời gian thực hiện: 12 tiết MỤC TIÊU BÀI HỌC STT MỤC TIÊU MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : ĐỌC - VIẾT - NÓI VÀ NGHE 1 Nhận biết được một số yếu tố hình thức nổi bật của bài thơ (nhan đề, dòng thơ, khổ thơ, vần và nhịp, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,…) Đ1 2 Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong thơ. Đ2 3 Hiểu được bài thơ là lời của ai; nói về ai, về điều gì; nói bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ. Đ3 4 Chỉ ra được cảm xúc, tình cảm của người viết và những tác động của chúng tới suy nghĩ và tình cảm của người đọc. Đ4 5 Nhận biết và nêu được tác dụng của từ đa nghĩa, từ đồng âm. Đ5 6 Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả.. V1 7 Biết trình bày cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về đặc sắc nội dung và các hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu. N1 8 Nghe bạn trình bày và tóm tắt được nội dung trình bày của bạn. N2 9 10 Bước đầu biết tham gia thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất. N3 NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11 - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. GT-HT
Trường THCS KHBD Ngữ văn 6 Giáo viên: 2 Năm học: 2021 - 2022 12 Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực HS cấp THCS). GQVĐ PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI , TRÁCH NHIỆM 13 - Nhân ái, chan hòa, biết yêu thương và quan tâm người trong gia đình. - Biết sống có ước mơ. NA TN Giải thích các kí tự viết tắt cột MÃ HÓA: - Đ: Đọc (1,2,3,4,5: Mức độ). - V: Viết (1: mức độ) - N: Nghe – nói (1,2,3: mức độ) - GT-HT: Giao tiếp – hợp tác. - GQVĐ: Giải quyết vấn đề. - TN: Trách nhiệm. - NA: Nhân ái A. ĐỌC A1. ĐỌC VĂN BẢN 1 Tiết 85, 86: Văn bản 1: NHỮNG CÁNH BUỒM (Hoàng Trung Thông) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: 1.1. Năng lực đặc thù - Xác định được câu chuyện được kể trong bài thơ.  - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiểt, nhân vật, thể thơ, nội dung (đề tài; chủ đề; ý nghĩa; tình cảm của tác giả) - Nhận biết được những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và chỉ ra tác dụng của những yếu tố ấy. - Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; rút ra những nhận thức, tình cảm của bản thân sau khi đọc bài thơ.
Trường THCS KHBD Ngữ văn 6 Giáo viên: 3 Năm học: 2021 - 2022 1.2. Năng lực chung - Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. 2. Về phẩm chất Biết yêu thương, trân trọng tình cảm gia đình và quan tâm người thân trong gia đình. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập, Rubric. - Đoạn nhạc về bài hát “Cha già rồi đúng không” (Sáng tác: Phạm Hồng Phước;Viết lại lời: Trấn Thành). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1 Mở đầu a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời cá nhân để giải quyết một tình huống có liên quan đến bài học mới. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS quan sát, lắng nghe video Bóng mát tâm hồn Bài học quý giá về tình cảm gia đình, suy nghĩ cá nhân và trả lời. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ suy nghĩ, trả lời. Bước 3: Đánh giá, kết luận: Nhận xét câu trả lời của HS,dẫn dắt để kết nối hoạt động hình thành kiến thức mới. GV dẫn vào bài: Tình cảm cha con luôn là thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Bài thơ “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông) không chỉ cho người đọc thấy
Trường THCS KHBD Ngữ văn 6 Giáo viên: 4 Năm học: 2021 - 2022 tình cảm cha con thân thiết, tràn đầy yêu thương mà con cho thấy sự tiếp nối ước mơ giữa hai thể hệ. Tiết học hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1. Tìm hiểu kiến thức ngữ văn a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ. Nắm được những kiến thức cơ bản về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. b. Nội dung hoạt động: - Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về đặc điểm của bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả. - HS trả lời, hoạt động cá nhân c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân của HS. d. Tổ chức thực hiện hoạt động: HĐ của GV và HS Dự kiến sản phẩm Làm việc cá nhân. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Một bài thơ thường có những đặc điểm cơ bản nào về hình thức và nội dung? - Dựa trên việc HS đã đọc mục Tri thức đọc hiểu trong SGK, cho biết: 1. Về hình thức, thơ có chia chia làm mấy loại? 2. Ở học kì I, em đã được học những bài thơ nào? Bài thơ đó thuộc thể thơ gì? Chỉ ra những dấu hiệu của văn bản thơ trong tác phẩm đó. 3. Theo em, việc thêm yếu tố tự sự và miêu tả vào bài thơ có tác dụng gì? 4. Nhận xét đặc điểm của ngôn ngữ thơ. I. Kiến thức Ngữ văn 1. Một số đặc điểm chung của thể loại thơ - Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. - Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt: + Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... + Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. - Một số yếu tố hình thức của bài thơ: + Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dòng thơ có thể giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.Bài thơ tự do có thể liền mạch

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.