Nội dung text Chủ đề 4. Giới thiệu chung về thủy sản.docx
Phần hai CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THUỶ SẢN Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Mỗi câu hỏi, học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phát biểu nào đúng khi nói về vai trò của thuỷ sản đối với đời sống con người? A. Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người. B. Cung cấp nguyên liệu cho trồng trọt công nghệ cao. C. Cung cấp thịt, cá, trứng, sữa cho các nhà máy chế biến. D. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu. Câu 2. Phát biểu nào không đúng khi nói về vai trò của thuỷ sản với nền kinh tế và đời sống xã hội? A. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. B. Đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. C. Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. D. Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Câu 3. Hoạt động nào phù hợp nhất khi nói về vai trò của thuỷ sản đối với bảo vệ chủ quyền biển đảo và đảm bảo an ninh quốc phòng? A. Khai thác thuỷ sản làm nguyên liệu sản xuất dược, mĩ phẩm. B. Chế biến thuỷ sản và xuất khẩu. C. Nuôi trồng thuỷ sản đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cho con người. D. Tàu cá treo cờ Tổ quốc khi khai thác thuỷ sản xa bờ. Câu 4. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, triển vọng của ngành thuỷ sản nước ta trong thời gian tới là A. đưa nước ta trở thành một trong ba nước xuất khẩu thuỷ sản dẫn đầu thế giới. B. tăng tỉ lệ nuôi và tăng tỉ lệ khai thác thuỷ sản. C. đưa nước ta trở thành quốc gia khai thác thuỷ sản dẫn đầu thế giới. D. phát triển đảm bảo lao động thuỷ sản có mức thu nhập cao nhất cả nước. Câu 5. Cho các nhận định về vai trò của thuỷ sản như sau: (1) Cung cấp thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. (2) Phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
(3) Cung cấp thịt, cá, trứng, sữa cho con người. (4) Đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền biển đảo. (5) Cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các nhận định đúng là: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4). D. (2), (3), (4), (5). Câu 6. Phát biểu nào sai khi nói về xu hướng phát triển của thuỷ sản ở Việt Nam và trên thế giới? A. Phát triển thuỷ sản bền vững cần giảm tỉ lệ nuôi, tăng tỉ lệ khai thác. B. Áp dụng công nghệ cao để phát triển bền vững. C. Hướng tới nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. D. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Câu 7. Có những yêu cầu cơ bản đối với người lao động trong ngành thuỷ sản như sau: (1) Yêu thiên nhiên, yêu thích sinh vật, có kiến thức cơ bản về lĩnh vực thuỷ sản. (2) Tuân thủ an toàn lao động và có ý thức bảo vệ môi trường. (3) Thích sưu tầm các loài sinh vật quý, hiếm. (4) Có sức khoẻ tốt, chăm chỉ, chịu khó, có trách nhiệm cao trong công việc. Các nhận định đúng là: A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3). Câu 8. Phát biểu nào không đúng khi nói về ý nghĩa của việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi và khai thác thuỷ sản? A. Góp phần phát triển thuỷ sản bền vững. B. Bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Hạn chế được dịch bệnh, nâng cao hiệu quả nuôi trồng. D. Khai thác tận diệt nguồn lợi thuỷ sản. Câu 9. Dựa vào nguồn gốc, các loài thuỷ sản được phân loại thành các nhóm nào sau đây? A. Thuỷ sản nhập nội và thuỷ sản bản địa. B. Thuỷ sản ưa ấm và thuỷ sản ưa lạnh. C. Thuỷ sản nước ngọt và thuỷ sản nước mặn. D. Thuỷ sản ăn thực vật và thuỷ sản ăn động vật. Câu 10. Loài nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản nhập nội?
A. Cá chép. B. Cá rô đồng. C. Ốc nhồi. D. Cá hồi vân. Câu 11. Cá tầm, cá hồi vân thuộc nhóm thuỷ sản nào sau đây? A. Thuỷ sản bản địa. B. Thuỷ sản nhập nội. C. Thuỷ sản nhập khẩu. D. Thuỷ sản xuất khẩu. Câu 12. Loài nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản bản địa? A. Cá chép, cá tra, ếch đồng, cá tầm. B. Cá hồi vân, cá chép, cá tra, ếch đồng. C. Cá chép, cá rô đồng, ếch đồng, cá diếc. D. Cá chép, cá tra, cá tầm, cá nheo Mĩ. Câu 13. Loài thuỷ sản được nhập từ nước ngoài về nuôi ở Việt Nam được gọi là A. thuỷ sản bản địa. B. thuỷ sản nhập nội. C. thuỷ sản nước lợ. D. thuỷ sản nước ngọt. Câu 14. Theo đặc tính sinh vật học, có những đặc điểm dùng để phân loại thuỷ sản như sau: (1) Theo tính ăn. (2) Theo đặc điểm cấu tạo. (3) Theo các yếu tố môi trường. (4) Theo sự phân bố. Các nhận định đúng là: A. (1), (2), (4). B. (1), (2), (3). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4). Câu 15. Loài cá nào sau đây thuộc nhóm giáp xác? A. Cá rô phi. B. Ếch. C. Tôm thẻ chân trắng. D. Rong sụn. Câu 16. Rùa biển, ba ba thuộc nhóm thuỷ sản nào sau đây? A. Nhóm cá B. Nhóm bò sát. C. Nhóm nhuyễn thể. D. Nhóm rong, tảo. Câu 17. Loài thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm giáp xác? A. Cá rô phi. B. Ba ba. C. Cua đồng. D. Rong sụn. Câu 18. Sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm cá nước ngọt? A. Cá rô phi. B. Cá vược. C. Cá diếc. D. Cá chép. Câu 19. Hàu, nghêu, vẹm, sò huyết, ốc nhồi, ốc hương là các loài đại diện của nhóm thuỷ sản nào sau đây?
A. Nhóm rong, tảo. B. Nhóm giáp xác. C. Nhóm động vật thân mềm. D. Nhóm bò sát và lưỡng cư. Câu 20. Dựa vào phân loại thuỷ sản theo tính ăn, cá trắm cỏ thuộc nhóm nào? A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm ăn thực vật. C. Nhóm ăn động vật. D. Nhóm ăn vi sinh vật. Câu 21. Phát biểu nào không đúng khi phân loại thuỷ sản theo tính ăn? A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm ăn vi sinh vật. C. Nhóm ăn động vật. D. Nhóm ăn thực vật. Câu 22. Dựa vào phân loại thuỷ sản theo tính ăn, cá rô phi và cá trôi thuộc nhóm nào? A. Nhóm ăn tạp. B. Nhóm ăn vi sinh vật. C. Nhóm ăn động vật. D. Nhóm ăn thực vật. Câu 23. Động vật thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản nước lạnh? A. Cá tầm. B. Cá tra. C. Tôm càng xanh. D. Tôm sú. Câu 24. Động vật thuỷ sản nào sau đây không thuộc nhóm thuỷ sản nước ấm? A. Cá tra. B. Cá vược. C. Cá rô phi. D. Cá hồi vân. Câu 25. Nhóm động vật thuỷ sản nào sau đây thuộc nhóm thuỷ sản nước ngọt? A. Cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi. B. Cá chép, ngao, tôm hùm, cá trắm cỏ. C. Cá chép, cá mè, ngao, hàu, cá rô phi. D. Cá chép, cá mè, cá hồi vân, hàu, cá rô phi. Câu 26. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh có đặc điểm là A. dễ vận hành, quản lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của người nuôi. B. chưa áp dụng công nghệ cao, năng suất thấp. C. năng suất và sản lượng thấp. D. vốn vận hành thấp, quản lí và vận hành khó khăn. Câu 27. “Nuôi trồng thuỷ sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng và sản lượng của loài thuỷ sản nuôi thông qua việc cung cấp giống nhân tạo, thức ăn công nghiệp” là đặc điểm của phương thức nuôi trồng nào sau đây? A. Nuôi trồng thuỷ sản bán thâm canh. B. Nuôi trồng thuỷ sản quảng canh. C. Nuôi trồng thuỷ sản siêu thâm canh.