PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 31 . ĐỘNG HỌC CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU - HS.docx

CHƯƠNG VI – CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU • Yêu cầu cần đạt (Trích từ CTGDPT Vật lí 2018): – Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được định nghĩa radian và biểu diễn được độ dịch chuyển góc theo radian. – Vận dụng được khái niệm tốc độ góc. • Cấu trúc nội dung: I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT ………………………………………………………………… Lý thuyết chung của chủ đề II. BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ……………………………………………….. (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT) 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn 2. Câu trắc nghiệm đúng sai 3. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn 4. Tự luận III. BÀI TẬP LUYỆN TẬP………………………………………………………………… (Theo cấu trúc định dạng đề thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 – Quyết định số 764/QĐ - BGDĐT)
Chủ đề 31: ĐỘNG HỌC CỦA CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Mô tả chuyển động tròn - Mối liên hệ giữa góc chắn tâm, bán kính đường tròn và độ dài cung tròn: s r - Radian là số đo góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn: Chuyển đổi giữa đơn vị độ và đơn vị rađian: 180rad 180 1d. =rad 180 ra          2. Chuyển động tròn đều, tốc độ và tốc độ góc - Chuyển động tròn đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo tròn và tốc độ không đổi s v t hằng số - Tốc độ góc: Trong chuyển động tròn đều tốc độ góc bằng độ dịch chuyển góc chia cho thời gian dịch chuyển. t   . Đơn vị: rad/s. - Chu kì + Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng. + Công thức liên hệ giữa tốc độ góc và chu kì: 2 T   + Đơn vị chu kì là giây (s). - Tần số + Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây. + Công thức liên hệ giữa chu kì và tần số: 1 f T + Đơn vị tần số là vòng trên giây (vòng/s) hoặc héc (Hz). - Tốc độ, tốc độ góc và bán kính quỹ đạo liên hệ với nhau theo công thức:  .vr 3. Vận tốc trong chuyển động tròn đều. t d v t    → → - Trong đó: d→ là độ dịch chuyển của chuyển động của chuyển động tròn t là khoảng thời gian rất của chuyển động. + Vector tv→ có phương trùng với tiếp tuyến của đường tròn + Trong chuyển động tròn đều, độ lớn vận tốc không đổi nhưng hướng luôn thay đổi.
II– BÀI TẬP PHÂN DẠNG THEO MỨC ĐỘ PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn Mức độ BIẾT – HIỂU Câu 1. Một vật chuyển động tròn đều với chu kì T , tần số góc  , số vòng mà vật đi được trong một giây là f . Hệ thức nào sau đây là đúng? A. 2 T   . B. 2 f   . C. Tf . D. 2 1 T f . Câu 2. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong. B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. C. Chuyển động của đầu kim phút. D. Chuyển động của con lắc đồng hồ. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về chuyển động tròn? A. Quạt điện khi đang hoạt động ổn định thì chuyển động của một điểm trên cánh quạt là chuyển động tròn đều. B. Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn. C. Số chỉ trên tốc kế của đồng hồ đo tốc độ xe cho ta biết tốc độ trung bình của kim đồng hồ khi chuyển động tròn. D. Vệ tinh địa tĩnh quay quanh trái đất là chuyển động tròn. Câu 4. Chuyển động của vật nào dưới đây không phải là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động quay của chiếc đu quay khi đang hoạt động ổn định. B. Chuyển động của một điểm trên cánh quạt điện khi đang hoạt động ổn định. C. Chuyển động quay của bánh xe máy khi đang hãm phanh. D. Chuyển động của đầu kim giờ. Câu 5. Trong chuyển động tròn đều bán kính r, chu kì T, tần số f . Phát biểu nào sau đây sai ? A. Chất điểm đi được một vòng trên đường tròn hết T giây. B. Cứ mỗi giây, chất điểm đi được f vòng, tức là đi được một quãng đường bằng 2rf . C. Chất điểm đi được f vòng trong T giây. D. Nếu chu kì T tăng lên hai lần thì tần số f giảm đi hai lần. Câu 6. Trong các chuyển động tròn đều A. có cùng bán kính thì chuyển động nào có chu kì lớn hơn sẽ có tốc độ lớn hơn. B. chuyển động nào có chu kì nhỏ hơn thì có tốc độ góc nhỏ hơn. C. chuyển động nào có tần số lớn hơn thì có chu kì nhỏ hơn. D. có cùng chu kì thì chuyển động nào có bán kính nhỏ hơn sẽ có tốc độ góc nhỏ hơn. Câu 7. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của đầu van bánh xe đạp khi xe đang chuyển động thẳng chậm dần đều. B. Chuyển động quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. C. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. D. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt khi vừa tắt điện. Câu 8. Tìm các cặp công thức đúng, liên hệ giữa tốc độ góc  với chu kì T và với tần số f trong chuyển động tròn đều.
A. 2 T   và 2f . B. 2T và 2f . C. 2T và 2 f   . D. 2 T   và 2 f   . Câu 9. Một bánh xe quay đều 100 vòng trong 4 giây. Chu kì quay của bánh xe là A. 0,04 s. B. 0,03 s. C. 25 s. D. 0,02 s. Câu 10. Một vật chuyển động tròn đều với bán kính r , tốc độ góc  . Tốc độ của vật A. không phụ thuộc vào r . B. luôn không đổi khi thay đổi tốc độ góc  . C. bằng thương số của bán kính r và tốc độ góc  . D. tỉ lệ với bán kính r . Câu 11. Chọn phát biểu sai. Vật chuyển động tròn đều với chu kì T không đổi, khi bán kính r của quĩ đạo A. giảm thì tốc độ giảm. B. thay đổi thì tốc độ góc không đổi. C. tăng thì độ lớn gia tốc hướng tâm tăng. D. tăng thì tốc độ góc tăng. Câu 12. Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có A. phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo. B. có độ lớn thay đổi và có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. C. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo tại mỗi điểm. D. có độ lớn không đổi và có phương luôn trùng với bán kính của quỹ đạo tại mỗi điểm. Mức độ VẬN DỤNG Câu 13. Trên một cánh quạt đang quay đều, người ta lấy hai điểm có bán kính 1R và 2R với 122RR thì tốc độ của 2 điểm đó lần lượt là 1v và 2v . Biểu thức nào sau đây đúng? A. 122vv . B. 212vv . C. 12vv . D. 212vv . Câu 14. Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút lần lượt là A. 41,52.10rad/s ; 31,82.10rad/s . B. 41,45.10rad/s ; 31,74.10rad/s . C. 41,54.10rad/s ; 31,91.10rad/s . D. 41,48.10rad/s ; 31,78.10rad/s . Sử dụng dữ kiện sau để giải câu 15 và câu 16: Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất ở độ cao 400 km bay với tốc độ 7,820 km/s . Coi chuyển động là tròn đều. Bán kính trái đất bằng 6400 km . Câu 15. Tốc độ góc của vệ tinh là A. 31,15.10rad/s. B. 31,18.10rad/s. C. 31,5.10rad/s. D. 31,85.10rad/s. Câu 16. Chu kì chuyển động của vệ tinh là A. 5461 s. B. 5614 s. C. 6154 s. D. 1075 s . Câu 17. Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 15 h đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau là A. 16,36 phút. B. 920s . C. 18,25 phút. D. 1075 s . Câu 18. Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường có kim giờ dài 15 cm , kim phút dài 20 cm . Lúc 12 h hai kim trùng nhau, sau bao lâu nữa hai kim trên lại trùng nhau ? A. 1988 s . B. 1865 s . C. 3928 s . D. 3298 s .

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.