Nội dung text 3. TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ_BẢN HS.docx
3 DẠNG 2: XÁC ĐỊNH CHIỀU DÒNG ĐIỆN CẢM ỨNG Câu 16. Trong một mạch kín, dòng điện cảm ứng xuất hiện khi A. trong mạch có một nguồn điện. B. mạch điện được đặt trong một từ trường không đều. C. mạch điện được đặt trong một từ trường đều. D. từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian. Câu 17. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng A. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc song song với đường sức từ. B. xuất hiện khi trong quá trình mạch kín chuyển động luôn có thành phần vận tốc vuông góc với đường sức từ. C. có chiều sao cho từ trường cảm ứng chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch kín. D. có chiều sao cho từ trường của nó chống lại nguyên nhân làm mạch điện chuyển động. Câu 18. Một cuộn dây (2) có hai đầu nối vào điện kể (3). Khi cho một thanh nam châm (1) dịch chuyển lại cuộn dây (2) theo phương vuông góc với (2) thì thấy kim của điện kế (3) lệch đi. Đây là hiện tượng A. nhiễm điện do hưởng ứng. B. cảm ứng điện từ. C. siêu dẫn. D. dẫn điện tự lực. Câu 19. Cho một vòng dây dẫn kín (hình vẽ) dịch chuyển ra xa một nam châm thì trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ này là quá trình chuyển hóa A. điện năng thành hóa năng. B. cơ năng thành điện năng. C. cơ năng thành quang năng. D. điện năng thành quang năng. Câu 20. Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều của dòng điện cảm ứng ci trong vòng dây dẫn khi cho nam châm rơi tự do đi qua tâm của vòng dây đặt trên bàn? A. Hình 3. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 2. Câu 21. Một khung dây dẫn kín MNPQ đặt cố định trong từ trường đều. Hướng của từ trường B→ vuông góc với mặt phẳng khung dây như hình bên. Biết vecto pháp tuyến n→ của mặt phẳng khung dây cùng chiều B→ . Khi từ thông qua diện tích khung dây tăng đều theo thời gian thì trong khung A. không xuất hiện dòng điện cảm ứng. B. xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều MQPNM. C. xuất hiện dòng điện cảm ứng có chiều MNPQM.
4 D. có dòng điện cảm ứng xoay chiều hình sin. Câu 22. Một khung dây hình vuông ABCD đi vào vùng không gian có từ trường đều B→ được giới hạn trong hình MNPQ như hình vẽ. Khi khung dần ra khỏi từ trường đều B→ thì chiều của dòng điện cảm ứng trong khung dây ABCD chạy theo chiều A. A đến D đến C đến B. B. A đến B đến C đến D. C. A đến C đến B đến D. D. A đến B đến D đến C. Câu 23. Khung dây dẫn ABCD được đặt trong từ trường đều như hình vẽ. Coi rằng bên ngoài vùng MNPQ không có từ trường. Khung chuyển động dọc theo hai đường xx’, yy’. Trong khung sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng khi A. khung đang chuyển động ở ngoài vùng NMPQ. B. khung đang chuyển động đến gần vùng NMPQ. C. khung đang chuyển động ở ngoài vào trong vùng NMPQ hoặc ở trong NMPQ ra ngoài. D. Khung đang chuyển động ở trong vùng NMPQ. Câu 24. Một khung dây ABCD được đặt đồng phẳng với một dòng điện thẳng dài vô hạn như hình vẽ. Tịnh tiến khung dây theo các cách sau: I. Đi lên, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi. II. Đi xuống, khoảng cách giữa tâm khung dây và dòng điện thẳng không đổi. III.Đi ra xa dòng điện. IV.Đi về gần dòng điện. Trường hợp nào xuất hiện dòng điện cảm ứng trong khung ABCD A. IV và I. B. II và III. C. I và II. D. III và IV. Câu 25. Dòng điện cảm ứng I C trong vòng dây có chiều như hình vẽ. Hãy chọn phương án đúng ? A. Nam châm đang đứng yên. B. Từ trường của nam châm đang tăng đều. C. Nam châm đang đến gần cuộn dây. D. Nam châm đang rời xa cuộn dây. Câu 26. Xét mạch điện như hình vẽ. Khi dịch chuyển con chạy về bên trái thì trong khung ABCD A. không có dòng điện cảm ứng và khung không gắn liền với mạch điện. B. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì dòng điện chạy qua ống dây giảm nên từ thông xuyên qua khung dây giảm. C. không có dòng điện cảm ứng vì từ thông qua khung không biến đổi. D. xuất hiện dòng điện cảm ứng vì dòng điện chạy qua ống dây tăng lên nên từ thông xuyên qua khung dây tăng. D C A B