Nội dung text CHUONG 1 HOA 12- DE 1.pdf
Ths. Dương Thành Tính Bộ 3 đề kiểm tra theo chương hóa học 12 – Chương 1 năm 2024 – 2025 1 TRƯỜNG THPT.................. ĐỀ SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: ESTER – LIPID Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh.............................................. Số báo danh: .................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1 (SBT-CD). Chất nào sau đây thuộc loại ester? A. CH3COOC2H5. B. HOOCCH3 C. H2N-CH2-COOH. D. CH3CHO. Câu 2. Phản ứng điều chế xà phòng từ chất béo được gọi là phản ứng A. ester hóa. B. xà phòng hóa. C. trung hòa. D. hydrate hóa. Câu 3. Dầu chuối là ester có tên isoamyl acetate, được điều chế từ A. CH3OH, CH3COOH. B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH. C. C2H5COOH, C2H5OH. D. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH. Câu 4. Một số ester được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các ester A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người. C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Câu 5. Thủy phân ester nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được sodium formate? A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC3H7 Câu 6: Số đồng phân ester ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Công thức của tristearin là A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5 C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5. Câu 8 (SBT – KNTT). Thực hiện phản ứng ester hoá giữa HOOC-COOH với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu ester hai chức? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 9. Công thức phân tử của oleic acid là A. C2H5COOH. B. HCOOOH. C. CH3COOH. D. C17H33COOH. Câu 10. Công thức của triolein là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 11: Cho các chất sau: (1) alcohol ethylic, (2) acetic acid, (3) nước, (4) methyl formate. Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là A. (1)>(4)>(3)>(2). B. (1)>(2)>(3)>(4). C. (1)>(3)>(2)>(4). D. (2)>(3)>(1)>(4). Câu 12 (SBT – KNTT). Xà phòng và chất giặt rửa có đặc điểm chung nào sau đây? A. Không tan trong nước. B. Là muối sodium hoặc potassium của acid béo. C. Là muối sulfonate hoặc sulfate của acid béo. D.Thường có cấu tạo gồm hai phần là phần không phân cực (kị nước) và phần phân cực (ưa nước). Câu 13 (SBT – CTST). Cho các chất sau: CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COONa, CH3[CH2]14COOK, CH3[CH2]10COOK và CH3COONa. Trong các chất nêu trên, có bao nhiêu chất có thể là thành phần chính của xà phòng? A. 1. B. 2. C. 3. D.4. Câu 14. (SBT – CTST). Phát biểu nào sau đây về xà phòng là đúng?
Ths. Dương Thành Tính Bộ 3 đề kiểm tra theo chương hóa học 12 – Chương 1 năm 2024 – 2025 2 A. Xà phòng có thành phần chính là muối sodium hoặc potassium của carboxylic acid. B. Các phân tử xà phòng đều có đầu kị nước gắn với đuôi dài ưa nước. C. Xà phòng mất tính giặt rửa khi sử dụng với nước cứng. D. Nhược điểm của xà phòng là khó bị phân huỷ hoặc phân huỷ chậm, do đó gây hại cho hệ sinh thái. Câu 15. (SBT – CTST). Trong số các vật phẩm tiêu dùng sau: xà phòng bánh, dầu gội đầu, nước bồ kết và baking soda (NaHCO3), số vật phẩm có thành phần chất giặt rửa tự nhiên và tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Loại dầu nào sau đây không phải là chất béo? A. dầu vừng. B. dầu oliu. C. dầu gan cá. D. dầu luyn. Câu 17 (SBT-CD). Cho các phản ứng sau: (1) Thuỷ phân ester trong môi trường acid. (2) Thuỷ phân ester trong dung dịch NaOH , đun nóng. (3) Cho ester tác dụng với dung dịch KOH , đun nóng. (4) Thuỷ phân dẫn xuất halogen trong dung dịch NaOH , đun nóng. (5) Cho carboxylic acid tác dụng với dung dịch NaOH . Những phản ứng nào không được gọi là phản ứng xà phòng hoá? A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (4), (5). C. (1), (3), (4), (5) D. (3), (4), (5). Câu 18. Đun nóng acid acetic với isoamyl alcohol (CH3)2CH-CH2CH2OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl acetate (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam acid acetic đung nóng với 200 gam isoamyl alcohol (Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%) A. 97,5 gam. B. 195,0 gam. C. 292,5 gam. D. 159,0 gam. . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1 (SBT – CTST). Cho các triglyceride X, Y với công thức cấu tạo sau: CH2 CH CH2 OOC OOC OOC CH2 CH CH2 OOC OOC OOC Triglyceride X Triglyceride Y Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau đây Phát biểu Đúng Sai a) Triglyceride X có tên gọi là tripalmitin. b) X là chất béo no, Y là chất béo không no. c) X, Y đều tan tốt trong nước. d) Hydrogen hoá Y thu được X. Câu 2 (SBT – CTST). Nhiệt độ sôi và độ tan của một số ester, carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon được cho trong bảng sau: Công thức Nhiệt độ sôi (°C) Độ tan ở 25 °C (g/100 g nước) HCOOCH3 31,5 23,0 HCOOC2H5 54,2 12,0 CH3COOH 117,9 Tan vô hạn C2H5COOH 141 Tan vô hạn C2H5OH 78,4 Tan vô hạn
Ths. Dương Thành Tính Bộ 3 đề kiểm tra theo chương hóa học 12 – Chương 1 năm 2024 – 2025 3 CH3CH2CH2OH 97,2 Tan vô hạn Em hãy cho biết phát biểu sau đúng hay sai bằng cách đánh dấu √ vào bảng theo mẫu sau đây: Phát biểu Đúng Sai a) Do không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử nên ester có nhiệt'độ sôi thấp hơn nhiệt độ sôi của carboxylic acid và alcohol có cùng số nguyên tử carbon. ? ? b) Do có khả năng tạo liên kết hydrogen yếu với nước nên ester thường ít tan trong nước hơn so với carboxylic acid và alcohol có cùng số carbon. ? ? c) Carboxylic acid có nhiệt độ sôi cao hơn alcohol có cùng số nguyên tử carbon. ? ? d) Methanol có khả năng tan vô hạn trong nước. ? ? Câu 3 (SBT – KNTT). a. Xà phòng và chất giặt rửa thường có cấu tạo gồm hai phần: ưa nước và kị nước. b. Xà phòng hoá tripalmitin với dung dịch NaOH thu được sản phẩm là C15H29COONa và glycerol. c. Chất giặt rửa tổng hợp thường được điều chế từ chất béo. d. Mỡ động vật, dầu thực vật là nguyên liệu để sản xuất xà phòng. Câu 4 (SBT – KNTT). a. Chất giặt rửa thường là muối sodium alkylsulfate hoặc alkylbenzene sulfonate. b. Phân tử chất giặt rửa gồm một đầu kị nước gắn với một đầu ưa nước. c. Khi giặt rửa bằng nước cứng nên sử dụng xà phòng. d. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm (NaOH, KOH) thuộc loại phản ứng xà phòng hoá. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Khi xà phòng hóa triglyceride X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glycerol, sodium oleate, sodium stearate và sodium palmitate. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là Câu 2. Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra : Câu 3. Một loại chất béo có chứa 80% tristearin về khối lượng. Để sản xuất ba nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 60 gam sodium stearate. Giá trị của x là Câu 4 (SBT – KNTT). Cho 0,1 mol butanoic acid tác dụng với 0,1 mol methyl alcohol có mặt H2SO4 đặc lảm xúc tác. Tính khối lượng ester tạo thành. (Giả thiết 67% alcohol chuyển hoá thành ester). Câu 5 (SBT – KNTT). Một loại dầu thực vật trong đó thành phần chất béo chứa hai gốc linoleate, một gốc oleate và thành phần phần trăm khối lượng chất béo trong dầu thực vật là 88%. Tính chỉ số ester của dầu thực vật đó. Câu 6 (SBT – KNTT). Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglycerid có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số ester hoá của loại chất béo đó. Tính chỉ số ester của một loại chất béo chứa 65% tristearin và 23% triolein. (kết quả làm tròn đến phần nguyên). --------------------Hết------------------
Ths. Dương Thành Tính Bộ 3 đề kiểm tra theo chương hóa học 12 – Chương 1 năm 2024 – 2025 4 ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI TRƯỜNG THPT.................. ĐỀ SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1: ESTER – LIPID Môn : HÓA HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh.............................................. Số báo danh: .................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1 (SBT-CD). Chất nào sau đây thuộc loại ester? A. CH3COOC2H5. B. HOOCCH3 C. H2N-CH2-COOH. D. CH3CHO. Câu 2. Phản ứng điều chế xà phòng từ chất béo được gọi là phản ứng A. ester hóa. B. xà phòng hóa. C. trung hòa. D. hydrate hóa. Câu 3. Dầu chuối là ester có tên isoamyl acetate, được điều chế từ A. CH3OH, CH3COOH. B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH. C. C2H5COOH, C2H5OH. D. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2-CH2OH. Câu 4. Một số ester được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các ester A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người. C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Câu 5. Thủy phân ester nào sau đây trong dung dịch NaOH thu được sodium formate? A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC2H5. D. CH3COOC3H7 Câu 6: Số đồng phân ester ứng với công thức phân tử C4H8O2 là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 7. Công thức của tristearin là A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5 C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5. Câu 8 (SBT – KNTT). Thực hiện phản ứng ester hoá giữa HOOC-COOH với hỗn hợp CH3OH và C2H5OH thu được tối đa bao nhiêu ester hai chức? A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 9. Công thức phân tử của oleic acid là A. C2H5COOH. B. HCOOOH. C. CH3COOH. D. C17H33COOH. Câu 10. Công thức của triolein là A. (C17H33COO)3C3H5. B. (HCOO)3C3H5. C. (C2H5COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 11: Cho các chất sau: (1) alcohol ethylic, (2) acetic acid, (3) nước, (4) methyl formate. Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là A. (1)>(4)>(3)>(2). B. (1)>(2)>(3)>(4). C. (1)>(3)>(2)>(4). D. (2)>(3)>(1)>(4). Câu 12 (SBT – KNTT). Xà phòng và chất giặt rửa có đặc điểm chung nào sau đây? A. Không tan trong nước. B. Là muối sodium hoặc potassium của acid béo. C. Là muối sulfonate hoặc sulfate của acid béo. D.Thường có cấu tạo gồm hai phần là phần không phân cực (kị nước) và phần phân cực (ưa nước).